Giấc ngủ ngắn(Giấc ngủ polyphasic) là giấc ngủ vào buổi sáng, thường rơi vào khoảng thời gian giữa ngày và thời gian của ngủ giấc ngắn dưới 1 giờ đồng hồ. Cơ thể trải qua giấc ngủ ngắn giúp cơ thể chống chế với những cơn buồn ngủ nhất thời. Giấc ngủ trưa dưới 30p là một điển hình của giấc ngủ ngắn.
Những giấc ngủ ngắn thường đến nhiều vào buổi chiều nhưng chúng không gây hại đến sức khỏe chúng ta. Sự sụt giảm năng lượng buổi chiều có thể là nguy do khiến cơ thể bạn mệt mỏi và đuối sức, bộ não bắt đầu phát tín hiệu và xuất hiện những ngủ giấc ngắn. Nhiệt độ cơ thể của bạn thay đổi trong suốt cả ngày như là một phần của nhịp sinh học. Điểm thấp nhất của nó là vào buổi sáng ngay trước khi thức dậy và nó tăng lên trong ngày. Giữa 2 giờ chiều và 4 giờ chiều, cơ thể bạn tự nhiên trải qua một đợt giảm nhiệt độ nhỏ, báo hiệu cho não sản xuất hormone melatonin gây ngủ. Đây là một phần bình thường của nhịp sinh học của bạn, nhưng nó giúp giải thích lý do tại sao bạn cảm thấy buồn ngủ vào buổi chiều.
Nội Dung
- Ngủ trưa có tốt không? Lợi ích của việc ngủ trưa ngắn.
- Ngủ trưa ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm như thế nào? có nên ngủ trưa không?
- Giấc ngủ ngắn và giấc ngủ trưa ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
- Làm sao để có giấc ngủ trưa hoàn hảo? ngủ trưa bao nhiêu là đủ.
- Sự thay đổi số giờ ngủ theo tuổi tác diễn ra như thế nào?
Ngủ trưa có tốt không? Lợi ích của việc ngủ trưa ngắn.
Giấc ngủ trưa mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Những giấc ngủ ngắn dưới 1 giờ đồng hồ làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cải thiện chất lượng công việc và tăng năng lượng tinh thần tích cực. Vậy có nên ngủ trưa không? nên ngủ trưa bao lâu, ngủ trưa bao nhiêu là đủ? ngủ trưa đúng cách như thế nào?
1. Giấc ngủ ngắn làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Theo báo cáo được công bố trên Annals of Internal Medicine, giấc ngủ ngắn vào buổi chiều có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, nhất là ở nam giới. Ngủ trưa ngắn dưới 30 phút có thể làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể. Duy trì thời gian ngủ 30 phút mỗi ngày, ba lần một tuần có thể giảm nguy cơ tử vong lên đến 37%.
2. Cải thiện tinh thần và hiệu suất công việc
Giấc ngủ trưa vào ban ngày có thể cải thiện tinh thần rất tốt. Ngủ trưa nhiều có tốt không? Một nghiên cứu vào năm 2006 cho thấy việc ngủ trưa ngắn, diễn ra thường xuyên và dưới 30 phút có thể cải thiện tinh thần và tăng hiệu suất công việc. Thậm chí giấc ngủ ngắn chỉ diễn ra trong vòng vài phút cũng có hiệu quả tốt với sức khỏe.
National Geographic đã so sánh bộ não với hệ thống email và chỉ ra lợi ích của ngủ giấc ngắn ban ngày như công cụ dọn rác, xóa sạch “hộp thư đến” của mình. Điều này lý giải vì sao chúng ta luôn minh mẫn hơn, xử lý công việc trôi chảy hơn, tiếp thu tốt hơn sau khi ngủ ngắn. Giấc ngủ trưa cũng được ghi nhận mang lại hiệu quả tốt hơn là nằm nghỉ ngơi và xem TV.
3. Giấc ngủ ngắn giúp bạn ghi nhớ tốt hơn
Nhiều người cho rằng giấc ngủ dài 8 tiếng ban đêm sẽ cải thiện trí nhớ nhiều hơn so với giấc ngủ ngắn. Tuy nhiên, nghiên cứu đã chứng minh việc tăng trí nhớ được cải thiện trong khoảng thời gian đầu của đêm. Có nghĩa là trong khoảng 3,5 giờ ngủ đầu, kết quả cải thiện trí nhớ tương đương với thời gian 7 giờ đồng hồ.
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng, một phần hình thành trí nhớ dài hạn, ký ức được củng cố và sắp xếp lại trong thời gian chúng ta ngủ. Việc chọn lọc các sự kiện thường diễn ra vào giai đoạn 1 và giai đoạn 2 của giấc ngủ nhẹ. Người ta cho rằng giấc ngủ trưa có thể tăng tốc độ củng cố bộ nhớ bằng cách tạo ra giấc ngủ NREM.
Trong giai đoạn thức giấc, các khớp thần kinh phát triển mạnh hơn và số lượng các khớp thần kinh tăng lên, vượt qua khả năng của bộ não để hấp thụ nhiều thông tin. Giấc ngủ là thời gian não bộ loại bỏ số lượng các khớp thần kinh và giải phóng tài nguyên cho việc học thêm, tiếp thu trước khi được gửi đến bộ nhớ dài hạn.
>>>Đọc thêm: Tìm hiểu về giấc ngủ phân mảnh, giấc ngủ ngắn hay bị gián đoạn
Ngủ trưa ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm như thế nào? có nên ngủ trưa không?
Cả giấc ngủ ngắn ban ngày hay giấc ngủ đêm đều có vai trò tốt cho cơ thể. Mỗi giấc ngủ đảm nhận một phần công việc khác nhau và một giấc ngủ ngắn vào ban ngày không làm cản trở giấc ngủ đêm.Sử dụng các loại nước hoặc thực phẩm chứa cafein có tác dụng ngăn chặn cơn buồn ngủ ban ngày nhưng chúng không giải quyết được sự mệt mỏi và không làm duy trì năng lượng lâu dài cho cơ thể. Giấc ngủ ngắn vào buổi sáng và ngủ giấc ngắn vào buổi chiều cũng rất khác nhau. Đối với những người có xu hướng ngủ ngắn vào buổi chiều có thời gian ngủ lâu hơn so với những người ngủ ngắn vào buổi sáng.
Sử dụng các loại nước hoặc thực phẩm chứa cafein có tác dụng ngăn chặn cơn buồn ngủ ban ngày nhưng chúng không giải quyết được sự mệt mỏi và không làm duy trì năng lượng lâu dài cho cơ thể. Giấc ngủ ngắn vào buổi sáng và ngủ giấc ngắn vào buổi chiều cũng rất khác nhau. Đối với những người có xu hướng ngủ ngắn vào buổi chiều có thời gian ngủ lâu hơn so với những người ngủ ngắn vào buổi sáng.
Những giấc ngủ ngắn kéo dài trên 30 phút rất dễ gây ra quán tính sau giấc ngủ và chúng ta rất khó thức dậy hoặc thức dậy với cơ thể mệt mỏi nhiều hơn.
>>>Đọc ngay: Mất ngủ cả đêm – Cách thoát khỏi chứng mất ngủ ban đêm
Giấc ngủ ngắn và giấc ngủ trưa ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Giấc ngủ trưa được coi là một trong những quy tắc sống của một số quốc gia. Vậy giac ngu trua là có lợi hay có hại với sức khỏe con người? Đến nay còn có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh vấn đề này. Việc xác định chúng cũng rất khó khăn.
Các nghiên cứu cho thấy giac ngu trua có lợi cho sức khỏe:
- Giấc ngủ trưa có quan trọng không? Ở nhiều quốc gia coi trọng giac ngu trua được ghi nhận có tỷ lệ mắc bệnh tim mạch và gây tử vong thấp hơn so với những quốc gia ít ngủ. Tuy nhiên, vấn đề môi trường, ăn uống, sinh hoạt cũng đóng vai trò quan trọng quyết định tình trạng bệnh tim mạch.
- Một nghiên cứu vào năm 2007 được thực hiện bởi các nhà dịch tễ thuộc Đại học Athens với hơn 23.000 người tham gia. Kết quả thu được cho thấy ngủ trưa giúp hạn chế tình trạng các cơn đau tim gây tử vong, đặc biệt là những người đàn ông.
Các nghiên cứu cho thấy giấc ngủ trưa có hại cho sức khỏe:
Tại Bệnh viện Đại học Hadassah ở Israel thực hiện nghiên cứu năm 2005 đã xem xét mẫu thí nghiệm của những người từ 45 – 70 tuổi cho thấy việc ngủ trưa có tỷ lệ tử vong cao hơn.
- Cũng tại Israel, nghiên cứu năm 2003 cho thấy giấc ngủ trưa dài hơn 2 tiếng có liên quan đến việc tăng tỷ lệ tử vong ở nam giới và giấc ngủ trưa này càng tồi tệ hơn với những người mắc các chứng bệnh mãn tính.
- Một nghiên cứu năm 2000 của các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Y Harvard ở Costa Rica đã phát hiện ra rằng những giac ngu trua hằng ngày thực tế làm tăng tác dụng của các cơn đau tim.
- Vẫn chưa có kết luận cụ thể nào về tác hại hay lợi ích của giấc ngủ trưa mang lại. Tuy nhiên gần đây chính phủ Tây Ban Nha (một trong những quốc gia có số lượng người ngủ trưa nhiều nhất) đã phát động chiến dịch loại bỏ thói quen ngủ trưa. Bởi người Tây Ban Nha cho biết họ ngủ trưa và làm giảm số giờ ngủ buổi tối đến 40 phút so với những người châu u khác. Số lượng các vụ tai nạn, sự cố tại nơi làm việc cao nhất trong Liên minh châu âu.
Các nhà nghiên cứu có xu hướng đồng ý rằng việc nghỉ ngơi vào buổi chiều mà không ngủ sâu mang lại lợi ích nhiều hơn ngủ trưa. Ngủ trưa có thể được coi là một dấu hiệu của buồn ngủ ban ngày quá mức – một triệu chứng của rối loạn giấc ngủ. Tuy nhiên không phải tất cả giac ngu trua đều là dấu hiệu của rối loạn giấc ngủ. Tùy thuộc vào đối tượng và tình trạng cơ thể khác nhau mà giấc ngủ trưa mang ý nghĩa khác nhau.
>>>Đọc ngay: LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỊ MẤT NGỦ? TRỊ CHỨNG KHÓ NGỦ
Làm sao để có giấc ngủ trưa hoàn hảo? ngủ trưa bao nhiêu là đủ.
Ngủ trưa có độ dài khác nhau, địa điểm và thời gian khác nhau trong ngày và mỗi người có cách ngủ trưa khác nhau. Thông thường giấc ngủ ngắn dưới 20 phút thì bộ não sẽ không có thời gian để trải qua tất cả các giai đoạn của giấc ngủ, người có giấc ngủ trưa ngắn như thế cảm thấy khỏe khoắn hơn, bắt đầu công việc nhanh chóng, hiệu quả.
Đối với giấc ngủ dài thường khiến chúng ta chao đảo khi thức dậy, cơ thể mệt mỏi và trì trệ nhiều hơn. Giấc ngủ trưa có thể được thực hiện ngay tại bàn làm việc, ở chiếc ghế sofa hoặc một nơi nghỉ ngơi lý tưởng nào đó. Điều quan trọng hơn hết là giac ngu trua phải khoa học, đừng quá tham lam ngủ thật nhiều vào buổi trưa.
Cách dễ ngủ trưa, để có giấc ngủ trưa hoàn hảo như sau:
Dưới đây là một số mẹo, cách dễ ngủ trưa dành cho những người khó ngủ trưa:
- Đừng cố ép cơ thể ngủ, hãy tận dụng sự tụt giảm năng lượng vào buổi chiều, khi đó cơ thể đã sẵn sàng cho giấc ngủ ngắn.
- Sử dụng nút tai hoặc mặt nạ ngủ để chặn ánh sáng và tiếng ồn
- Hãy thư giãn và tạm gác công việc sang 1 bên
- Không ngủ lâu hơn 20 phút, nếu bạn không thể chủ động thức giấc thì hãy cài đồng hồ báo thức.
Ngủ trưa đúng cách, làm thế nào để kiểm soát giấc ngủ trưa đúng như mong đợi?
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra được các chất cafein có tác dụng trì hoãn giấc ngủ, kích thích hệ thần kinh và giúp chúng ta tỉnh táo hơn. Dựa vào đó, nhóm nhà nghiên cứu người Mỹ đã đưa ra phương pháp Coffee Nap giúp điều chỉnh giấc ngủ trưa và tăng cường sự tỉnh táo của cơ thể sau khi thức dậy.
Rõ ràng không phải ai cũng biết ngủ trưa đúng cách. Phương pháp này được thực hiện rất đơn giản, chỉ cần bạn uống một tách cà phê trước khi chợp mắt. Các nhà nghiên cứu tìm thấy cà phê giúp làm sạch hệ thống adenosine của bạn, một hóa chất khiến bạn buồn ngủ. Sự kết hợp của một tách cà phê với chức năng như một máy đuổi giấc ngủ sẽ mang lại sự tỉnh táo sau khi bạn trải qua giấc ngủ ngắn.
Thời gian ngủ trưa tốt nhất, ngủ trưa bao nhiêu phút là đủ
Thời gian ngủ trưa tốt nhất trong ngày còn phụ thuộc vào bạn thuộc tuýp người ngủ đêm bình thường hay là một con “cú đêm” đích thực.
Thức dậy | Thời gian ngủ trưa tốt nhất | Đi ngủ | |
Người có thói quen ngủ sớm | 6 giờ sáng | Khoảng 13h00 đến 13h30 | 9 – 10 giờ tối |
Người có thói quenngủ muộn | 9 giờ sáng | Khoảng 14h00 chiều | 12h – 1h sáng |
Vào năm 2012, các nhà nghiên cứu tại Đại học Stanford đã phát hiện ra sử dụng cafein vào buổi sáng làm giấc ngủ ban đêm bị gián đoạn, nhất là những người có thói quen ngủ sớm và thức sớm.
Ngủ trưa có gây mất ngủ không? ngủ trưa nhiều có tốt không
Vẫn có nguy cơ ngủ trưa gây mất ngủ vào ban đêm nhưng tùy thuộc vào từng đối tượng. Lý do chủ yếu là vì họ ngủ trưa quá nhiều, nên ngủ trưa dưới 30p là hợp lý nhất. Nhiều người có giấc ngủ trưa vào ban ngày và họ vẫn có thể ngủ bình thường mà không gặp vấn đề gì vào ban đêm. Riêng đối với những ai đang mắc phải chứng rối loạn giấc ngủ gây mất ngủ ban đêm thì không được khuyến khích ngủ trưa vì nó có thể khiến bạn khó ngủ hơn vào ban đêm.
Việc ngủ trưa gây cản trở giấc ngủ ban đêm gặp nhiều ở những người cao tuổi.
>>>Đọc ngay: Không ngủ được vào ban đêm là bệnh gì? Không ngủ được phải làm sao – Giải pháp cho chứng mất ngủ về đêm hiệu quả
Sự thay đổi số giờ ngủ theo tuổi tác diễn ra như thế nào?
Giấc ngủ đêm hay giấc ngủ ngắn vào ban ngày đều phụ thuộc vào từng độ tuổi khác nhau. Đàn ông thích ngủ trưa nhiều hơn phụ nữ và những người có tập thể dục thường xuyên cũng có nhu cầu ngủ trưa nhiều hơn.
Đối với trẻ nhỏ, giấc ngủ trưa như một phần của ngày thường. Trẻ mới biết đi và trẻ nhỏ cần có một ngủ giấc ngắn vào buổi chiều và giấc ngủ này thường kéo dài hơn một giờ. Giấc ngủ sâu giúp trẻ nhỏ phát triển tốt hơn. Một giấc ngủ trưa như thế cũng giúp trẻ trong giai đoạn mẫu giáo ghi nhớ và tiếp thu bài học tốt hơn.
Biểu đồ giấc ngủ của trẻ nhỏ cụ thể như sau:
TUỔI TRẺ SƠ SINH | TỔNG SỐ GIẤC NGỦ TRUNG BÌNH TRONG KHOẢNG THỜI GIAN 24 GIỜ | GIẤC NGỦ TRUNG BÌNH VÀO BAN ĐÊM | GIẤC NGỦ TRUNG BÌNH TRONG NGÀY |
1 tháng | 14-15 giờ | 8 giờ | 6-7 giờ |
3 tháng | 14-15 giờ | 10 giờ | 4-5 giờ |
6 tháng | 14,2 giờ | 11 giờ | 3,4 giờ |
9 tháng | 13,9 giờ | 11,2 giờ | 2,8 giờ |
12 tháng | 13,9 giờ | 11,7 giờ | 2,4 giờ |
18 tháng | 13,6 giờ | 11,6 giờ | 2 giờ |
24 tháng | 13,2 giờ | 11,5 giờ | 1,8 giờ |
Người cao tuổi trải qua giấc ngủ trưa ngắn hơn 30 phút thì mới hỗ trợ tốt cho sức khỏe. Cơ thể có đủ thời gian để nghỉ ngơi nhưng không rơi vào trạng thái ngủ sâu, cơ thể mất ít thời gian hơn để khởi động lại. Người cao tuổi ngủ trưa ít giúp giảm tỷ lệ tử vong cao hơn.
Giấc ngủ trưa: Có nên ngủ trưa không, có mập không? ngủ trưa bao nhiêu là đủ? Cách dễ ngủ trưa?
Trên đây là những chia sẻ của Nệm Thuần Việt về ảnh hưởng của ngủ giấc ngắn và giấc ngủ trưa đến sức khỏe như thế nào. Hi vọng, với những chia sẻ này, bạn sẽ có một kế hoạch để có một giấc ngủ ngắn cũng như ngủ trưa khoa học để làm việc và học tập hiệu quả.
Pingback: Mất ngủ khi cai nghiện, phục hồi nghiện - Nghiện và giấc ngủ (P2)
Pingback: Ngủ ít vẫn khỏe có đúng? Tổng hợp các phương pháp ngủ ít không mệt
Pingback: Các giai đoạn của giấc ngủ và chứng mất ngủ về đêm - Cách đối phó