voucher

Các giai đoạn của giấc ngủ và chứng mất ngủ về đêm – Cách đối phó với chứng khó ngủ

Một giấc ngủ đối với người trưởng thành kéo dài từ 7 – 8 tiếng đồng hồ. Trong khoảng thời gian đó, cơ thể sẽ trải qua các giai đoạn của giấc ngủ có quy trình cụ thể để cơ thể được thả lỏng và bộ não có thời gian nghỉ ngơi. Chứng mất ngủ xảy ra khi giấc ngủ không đáp ứng được những giai đoạn ngủ như thường lệ.

Chứng khó ngủ có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Tình trạng bệnh nặng hoặc nhẹ còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Cùng Nệm Thuần Việt tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

chứng mất ngủ
Chứng mất ngủ về đêm

1. Các giai đoạn của giấc ngủ

Các nghiên cứu khoa học đã chia giấc ngủ thành 5 giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ có thời lượng khác nhau. Chứng mất ngủ xảy ra khi cơ thể không trải qua đầy đủ các giai đoạn đó.

Giấc ngủ được chia ra thành 2 nhóm chính đó là

  • REM: ngủ mơ
  • NREM: bao gồm các giai đoạn như ru ngủ, ngủ nông, ngủ sâu, ngủ rất sâu

5 giai đoạn cụ thể của giấc ngủ như sau:

các giai đoạn của giấc ngủ
5 giai đoạn của giấc ngủ

  • Ru ngủ

Các giai đoạn của giấc ngủ, đây là giai đoạn mở đầu, chiếm khoảng 5% thời lượng giấc ngủ. Ở trạng thái này, chúng ta sẽ dễ gặp phải tình trạng giật mình. Cảm giác như vừa rơi xuống một cái hố. Hiện tượng này không quá nguy hiểm và cũng không phải là nguyên nhân của chứng khó ngủ.

Những người mắc chứng mất ngủ về đêm sẽ mất nhiều thời gian ở giai đoạn này. Ứớc tính chiếm khoảng 15 đến 20% thời lượng giấc ngủ. Trạng thái ru ngủ kéo dài sẽ gây cảm giác bức bối khó chịu. Một số có thể gây căng thẳng thần kinh.

  • Ngủ nông

Các giai đoạn của giấc ngủ, giai đoạn ru ngủ sẽ chuyển tiếp sang giai đoạn ngủ nông. Giai đoạn này dao động từ khoảng 45% – 50% tổng số giờ ngủ. Giai đoạn ngủ nông sẽ làm mắt chúng ta ngưng chuyển động, hoạt động sóng não chậm hơn.

Người mắc chứng khó ngủ sẽ dành hầu hết một đêm của mình cho giấc ngủ nông. Họ vẫn có thể bị đánh thức bởi một số chuyển động hoặc âm thanh nhỏ xung quanh. Bởi lẽ, do bộ não vẫn còn hoạt động và có thể nhận thức với mọi thứ xung quanh. Giấc ngủ nông của người mắc phải chứng mất ngủ về đêm sẽ không đủ đáp ứng nhu cầu hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do vì sao người gặp phải chứng khó ngủ luôn luôn cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung.

  • Ngủ sâu

Các giai đoạn của giấc ngủ, giai đoạn ngủ sâu là giai đoạn tiếp theo chiếm khoảng 10% trong số giờ ngủ. Thời điểm này cơ thể bắt đầu thả lỏng , nhịp tim, huyết áp và nhiệt độ cơ thể đều giảm xuống.

Giấc ngủ sâu thường rất hiếm hoi với người mắc chứng mất ngủ về đêm.

  • Ngủ rất sâu

Các giai đoạn của giấc ngủ, đây là giai đoạn cốt lõi nhất trong tổng số 7 – 8 tiếng khi ngủ. Nó chiếm khoảng 20% số giờ ngủ. Ở giai đoạn ngủ rất sau này, toàn bộ cơ thể đều mất động. Không có sự chuyển động của mắt, nhiệt độ cơ thể, nhịp tim. Huyết áp đều được giảm xuống ở mức thấp nhất. Sóng não cũng chuyển thành dạng sóng chậm delta.

Chứng mất ngủ, khó ngủ khiến người bệnh mất đi giai đoạn ngủ rất sâu này. Một số có thể trải qua nhưng thường cảm thấy loạng choạng, hay bị giật mình và không thể kéo dài được. Thiếu đi giai đoạn ngủ sâu, người mắc chứng khó ngủ về đêm không thể để cho bộ não và các cơ quan trong cơ thể nghỉ ngơi đúng cách, Đây là nguyên nhân khiến người bệnh khó ngủ gặp phải tình trạng sức khỏe “lao dốc không phanh”.

Lợi ích của giấc ngủ ngắn, ngủ trưa có tốt không? Ngủ trưa bao nhiêu là đủ?

  • Ngủ mơ

Các giai đoạn của giấc ngủ, đây là giai đoạn sau cùng chiếm 20% số giờ ngủ. Giai đoạn ngủ mơ sẽ khiến cơ thể dù đang trong trạng thái ngủ rất sâu nhưng mắt bắt đầu xuất hiện những chuyển động. Nhiệt độ cơ thể, nhịp tim, huyết áp,…bắt đầu tăng lên. Một số giấc mơ có thể xuất hiện và khiến chúng ta thức giấc.

Hiện tượng mơ màng trong khi ngủ đối với những người mắc chứng khó ngủ, mất ngủ về đêm sẽ xảy ra nhiều hơn. Mơ hồ hơn và rất dễ đánh thức chúng ta, làm gián đoạn giấc ngủ liên tục.

chứng khó ngủ
Hiện tượng mơ màng trong khi ngủ

Thông thường, giấc mơ sẽ khiến chúng ta giật mình và tỉnh giấc. Một số sẽ nhớ nhưng một số sẽ nhanh chóng quên mất mình đã mơ thấy gì vào đêm qua.

>>>Xem thêm Thế nào là giấc ngủ ngon, biện pháp giúp ngủ ngon đơn giản nhưng dễ bị lãng quên

2. Chứng mất ngủ về đêm ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào?

Chứng khó ngủ, mất ngủ về đêm là nỗi ám ảnh đối với những ai đã và đang bị nó đeo bám. Mất ngủ không chỉ gây ảnh hưởng tới công việc và cuộc sống trước mắt mà nó còn làm xấu đi sức khỏe về lâu dài.

Người gặp phải chứng mất ngủ về đêm, giấc ngủ chỉ trải qua giai đoạn ru ngủ, ngủ nông và ngủ mơ, đôi khi sẽ có thời gian ngủ sâu và ngủ rất sâu nhưng chiếm số thời gian rất ít, không đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết của cơ thể.

Chứng khó ngủ sẽ khiến chúng ta rơi vào tình trạng xấu như sau:

Người mắc chứng khó ngủ sẽ không thể tập trung tinh thần, bộ não làm việc trì trệ, việc xử lý thông tin kém gây ảnh hưởng đến công việc và học tập

Chứng mất ngủ về đêm kéo theo việc cơ thể mệt mỏi, liên tục buồn ngủ. Nếu ngủ gật trong khi đang tham gia giao thông hoặc với những người làm việc trong môi trường xây dựng rất dễ xảy ra tai nạn, gây nguy hiểm cho mình và những người xung quanh.

Mất ngủ là nguyên nhân hàng đầu của các căn bệnh như trầm cảm, bệnh huyết áp, tim mạch, tiểu đường, béo phì,…

Đọc thêm bài viết: Khó ngủ vào ban đêm, khó ngủ uống thuốc gì? Nguyên nhân và cách điều trị để có giấc ngủ sâu

Chứng khó ngủ nếu để lâu dài gây ảnh hưởng xấu đến làn da, nhất là với người phụ nữ

Tình trạng thiếu ngủ sẽ tác động xấu đến tinh thần, chứng khó ngủ khiến người bệnh khó kiểm soát tâm lý, dễ nổi nóng, suy nghĩ tiêu cực.

chứng mất ngủ về đêm
Tình trạng thiếu ngủ sẽ tác động xấu đến tinh thần, thể chất

Đừng cố sử dụng thuốc ngủ mà không có sự chỉ dẫn từ phía bác sĩ chuyên môn. Thuốc ngủ chỉ có tác dụng nhất thời, về lâu có thể làm trầm trọng hơn chứng mất ngủ khó ngủ về đêm.

Hãy lắng nghe và theo dõi cơ thể của mình để nhận biết được những dấu hiệu sớm nhất của chứng khó ngủ. Nhận biết và điều trị chứng mất ngủ về đêm sớm là tháo gỡ được nỗi ám ảnh mỗi khi nằm trằn trọc trên giường ngủ và sức khỏe giảm sút sau những đêm khó ngủ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *