voucher

Nguyên nhân mất ngủ? Triệu chứng, tác hại – Tổng hợp mẹo chữa mất ngủ, ngủ không sâu giấc – giúp ngủ ngon tới sáng

Mỗi con người đều có 24 giờ một ngày chia làm ba cho việc ngủ, việc làm và cho việc cá nhân. Như vậy giả sử đời người là 90 năm thì 30 năm chúng ta dành cho việc ngủ. Việc nằm ngủ và nhắm mắt sẽ giúp các tế bào mới được tái sinh kể cả các notron thần kinh. Nên phải ngủ đủ 6-8 tiếng trong ngày, kể cả việc phải ngủ các giấc ngủ ngắn để bù lại việc chúng ta không có một giấc ngủ sâu.

Nỗi ám ảnh mang tên "Mất ngủ"
Nỗi ám ảnh mang tên “Mất ngủ”

Rõ ràng, chúng ta thấy giấc ngủ ngon có tầm quan trọng trong mỗi con người. Nhưng trớ trêu, “mất ngủ” đã trở thành nỗi ám ảnh của không biết bao thế hệ, từ trẻ nhỏ, đến thanh thiếu niên, người đi làm, phụ nữ trước và sau sinh, cuối cùng là người cao tuổi.

Vậy mất ngủ là gì? Biểu hiện mất ngủ, Nguyên nhân tác hại và hậu quả và liệu đâu là giải pháp cho căn bệnh mat ngu đã thống trị loài người.

Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn cách nhìn đa chiều và tổng thể nhất về chứng mất ngủ. Cùng Nệm Thuần Việt giải quyết các vấn đề khúc mắc các bạn nhé?

Mất ngủ là gì?

Mất ngủ (insomnia) là tình trạng rốii loạn giấc ngủ , loại bệnh khiến chúng ta không thể ngủ đủ 8 tiếng một ngày. Mất ngủ (khó ngủ) có nhiều loại, ngủ không sâu, khó đi vào giấc ngủ, trằn trọc không ngủ được, thức giấc nhiều lần trong đêm kéo dài hơn 30 phút và rất khó để ngủ lại. Ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống, công việc và học tập,..

Theo một nghiên cứu thì cứ 10 người sẽ có 4-5 người mất ngủ. Tỉ lệ đó chiếm khoảng 10% đến 49% dân số có biểu hiểu hiện, triệu chứng của mat ngu, khó ngủ. 16% bị lờ đờ vào ban ngày, 17% cảm thấy không thỏa mãn. 31% chứng mất ngủ có liên quan đến tâm thần.

Những người thường mat ngu là thanh niên, phụ nữ sau sinh, tiền mãn kinh. Và tỉ lệ ở người cao tuổi có xu hướng cao hơn.

Có hai loại mất ngủ:

Mất ngủ dưới 1 tháng gọi là cấp tính ( ngắn hạn) và trên 1 tháng là mãn tính.

>>> MẤT NGỦ LÀ GÌ? MẤT NGỦ KÉO DÀI NGUY HIỂM ĐẾN SỨC KHỎE NHƯ THẾ NÀO?

Triệu chứng( Biểu hiện) mất ngủ

Triệu chứng mất ngủ
Triệu chứng mất ngủ

1. Cấp tính

Buồn ngủ vào ban ngày
Dễ cáu gắt
Năng lượng thấp
Khó ngủ.
Khó duy trì giấc ngủ.
Thức dậy sớm.
Không thấy tỉnh táo hoặc thấy mệt sau khi thức dậy.
Tỉnh giấc nhiều lần khi ngủ và khó ngủ lại.

>>>Đọc thêm Đừng chủ quan với triệu chứng ngủ không sâu giấc

2. Mãn tính

Trằn trọc khó ngủ
Dễ tỉnh giấc nhưng rất khó ngủ lại
Thức dậy quá sớm
Cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy
Bệnh nhân không có cảm giác đã được nghỉ ngơi sau khi ngủ
Bệnh nhân cảm thấy lờ đờ, mệt mỏi và buồn ngủ vào ban ngày
Khó chịu, trầm cảm hoặc lo âu
Gặp khó khăn trong các vấn đề về chú ý, tập trung và ghi nhớ
Nhức đầu hay căng thẳng…
Mệt mỏi, uể oải trong ngày.
Bồn chồn, dễ nóng giận.
Quên, không thể tập trung vào công việc.
Khó đưa ra những quyết định sáng suốt.
Tăng tính bị ám thị, dễ bị ảnh hưởng bởi người khác.
Mất khả năng thiết lập kế hoạch cho tương lai.
Có thể có những ảo giác nghĩa là nhìn thấy những hình ảnh không có thực.

Những triệu chứng mất ngủ này nặng hay nhẹ tùy thuộc vào tình trạng mat ngu nhiều hay ít của bệnh nhân. Khi thấy có những triệu chứng, biểu hiện trên bệnh nhân nên đi đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

>>> Mất ngủ kéo dài về đêm, tại sao? Triệu chứng mất ngủ

Nguyên nhân gây mất ngủ

Trong chúng ta ít nhất có một vài đêm khó ngủ – mat ngu. Điều đó gây cản trở rất nhiều trong công việc lẫn cuộc sống. Ngủ thiếu giấc làm cơ thể trở nên mệt nhọc hơn, không thể tập trung làm việc, một số trường hợp có thể gây nguy hiểm trong khi đang lái xe, đang làm việc ở những công trình xây dựng, máy móc,…không chỉ ảnh hưởng đến bản thân mà còn nguy hiểm cho mọi người xung quanh.

Vậy nguyên nhân gây mất ngủ là do đâu, tại sao mất ngủ?

Nguyên nhân mất ngủ
Nguyên nhân mất ngủ

a. Cấp tính

Bệnh mat ngủ do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, nếu chỉ bị mất ngủ thoáng qua thì có thể là do một số nguyên nhân sau:

Căng thẳng, stress.
Bị rối loạn giờ thức và ngủ trong ngày vì thay đổi lịch làm việc hoặc do chênh lệch múi giờ.
Sử dụng các chất gây nghiện và kích thích như: Cà phê, trà, thuốc lá, rượu,…
Ăn quá no trước giờ đi ngủ, gây nặng bụng, khó tiêu, ợ hơi.
Các yếu tố về môi trường ngủ xung quanh như: có quá nhiều ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ, độ ẩm …

b. Mãn tính

Nguyên nhân gây mất ngủ mãn tính là do chất lượng cuộc sống giảm sút, các bệnh lý cơ thể trong đó có bệnh lý tâm thần, cơ thể bị giảm miễn dịch tự nhiên. Có thể kể ra các nguyên nhân sau:

Mất ngủ do bệnh tật:

Mất ngủ do bệnh tật
Mất ngủ vì mắc phải các bệnh

Đau nhức xương khớp, thoái hoá đốt sống, thoái hóa khớp, loãng xương gây đau nhức về đêm.

Các bệnh về tim mạch: Cao huyết áp, thiếu máu cơ tim (thiểu năng mạch vành), suy tim gây đau tức ngực, khó thở.

Các bệnh đường hô hấp: Các bệnh giãn phế quản, hen phế quản gây ho nhiều, khó thở.

Các bệnh đường tiêu hoá: Bệnh dạ dày, viêm đại tràng mãn tính, rối loạn tiêu hoá.

Các bệnh đường tiết niệu, sỏi tiết niệu (sỏi thận , sỏi bàng quang..), u xơ tuyến tiền liệt, đái tháo đường, thường gây đi tiểu nhiều lần trong đêm.

Bệnh tâm thần: Người có bệnh tâm thần bị mất ngủ mãn tính nhiều hơn và khó ngủ trở lại hơn người không bị bệnh.

Mất ngủ do thay đổi hormone:

Estrogen, hormone thay đổi trong thời kỳ kinh nguyệt.

Mat ngu do suy giảm các chức năng của cơ thể, suy giảm hàm lượng hormon.
Đây là một nguyên nhân rất khó tránh khỏi, tuổi tác càng cao thì mọi chức năng của cơ thể đều bị suy giảm, trong đó chức năng của hệ thần kinh trung ương là rất nhạy cảm.

Mat ngu do ảnh hưởng xấu của môi trường:

Các yếu tố hay gặp như: Nhà chật chội, đông người, nơi nhiều tiếng ồn ào, mất vệ sinh hay gặp ở vùng đô thị làm người bệnh càng thêm khó ngủ.

nguyên nhân mất ngủ do môi trường
Nguyên nhân khó ngủ vì môi trường

Mất ngủ do rối loạn tâm sinh lý:

Bệnh trầm cảm, tức giận, buồn rầu, ghen tị, lo âu quá mức (lo lắng trong công việc, về tài chính, về bệnh tật ..), stress kéo dài, tâm thần phân liệt …

Mat ngủ do ăn uống không điều độ:

Nếu ăn quá no, uống nhiều nước trước khi ngủ hoặc uống rượu, bia, ăn nhiều chất kích thích (cà phê, trà, thuốc lá …) cũng ảnh hưởng xấu tới giấc ngủ.

Bên cạnh đó còn có các nguyên nhân khác có thể gây ra tình trạng mất ngủ mãn tính như:

Quá lo lắng về giấc ngủ của mình.

Cố gắng thử và chủ ý dùng nhiều thời gian cho giấc ngủ. Khi cố gắng ngủ nghĩa là bệnh nhân đang cố tình quên đi một điều gì đó, vì vậy sẽ không tránh khỏi thức tỉnh, thậm chí thức trắng, kết quả là chỉ thiếp đi khi quá mệt mỏi. Lúc này mat ngủ càng thêm tồi tệ.

>>Đọc thêm Tổng hợp các Nguyên nhân mất ngủ phổ biến nhất hiện nay.

Tác hại của mất ngủ

Tác hại của mất ngủ
Những tác hại của mất ngủ

  • Hậu quả của mất ngủ gây rối loạn tâm lý.
  • Ảnh hưởng đến khả năng thụ thai, vô sinh.
  • Hệ miễn dịch hoạt động không tốt khi thiếu ngủ.
  • Gây nguy cơ mắc bênh ung tư cao hơn.
  • Thiếu ngủ gây sạm da, lão hóa sớm, vết thương trên da khó lành.
  • Gây tăng cân, béo phì.
  • Khiến cơ thể khó kiểm soát ham muốn, có những hành vi không lành mạnh,..
  • Tách hại của mat ngu làm ăng huyết áp.
  • Cảm giác cô đơn trống trải sau một đêm không ngủ – và cảm giác đó lại làm cho họ khó ngủ.
  • Hậu quả có thể gây đột quỵ.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường.
  • Hậu quả của thiếu ngủ làm suy giảm trí nhớ.
  • Khiến bạn cáu kỉnh & khó chịu.
  • Mất ngủ gây ra hiện tượng mất tập trung, có thể gây ra ảo giác, rất nguy hiểm khi tham gia giao thông,..
  • Những người bị mất ngủ, thiếu ngủ phản ứng chậm với mọi thứ xung quanh
  • Nghiện và lệ thuộc thuốc ngủ
  • Ảnh hưởng đến các mối quan hệ, hôn nhân, gia đình.
  • Người mat ngủ ít hạnh phúc và dễ bị trầm cảm hơn.

>>>Đọc thêm 9 Tác hại của mất ngủ | Mất ngủ lâu ngày đừng xem nhẹ

Các phương pháp trị mất ngủ

Trị mat ngu bằng phương pháp tự nhiên và thảo dược

Mất ngủ ăn gì, uống gì để dễ ngủ, ngủ ngon và sâu

Mất ngủ ăn gì
Mất ngủ ăn gì, uống gì?

1. Uống sữa ấm.

2. Mất ngủ ăn gì? Ăn gì chữa mất ngủ?

Mất ngủ ăn gì để ngủ ngon
Mất ngủ nên chuối chín để ngủ ngon

Các loại thực phẩm gây ngủ tốt nhất là sự kết hợp giữa protein và carbohydrate. Bạn nên ăn 1/2 quả chuối với 1 thìa súp bơ đậu phộng hoặc bánh quy lúa mạch với phô mai trước khi đi ngủ 30 phút. Ngoài ra bạn nên ăn các thực phẩm dưới đây để cải thiện tình trạng mất ngủ.

  • Trứng luộc
  • Đậu nành
  • Chuối chín
  • Các loại rau xanh
  • Sữa chua
  • Cháo hoặc các thức ăn dễ tiêu hóa

>>>Đọc thêm MẤT NGỦ ĂN GÌ? -TOP THỰC PHẨM TRỊ MẤT NGỦ,HƯỚNG DẪN CỤ THỂ

3. Mất ngủ uống gì? – Trà an thần dễ ngủ

Trà an thần dễ ngủ
Trà an thần dễ ngủ

Trong dân gian hiện có một số loại thực phẩm trà trị mất ngủ có tác dụng hỗ trợ giấc ngủ diễn ra nhanh hơn, ngủ sâu hơn, các bệnh nhân mat ngu có thể tham khảo và sử dụng hằng ngày.

  • Trà tim sen
  • Trà hoa cúc
  • Trà hoa nhài
  • Trà gừng
  • Trà hoa tam thất

—>5 LOẠI TRÀ AN THẦN DỄ NGỦ – HƯỠNG DẪN CÁCH LÀM

>>>Chữa bệnh mất ngủ bằng 5 loài Hoa từ thiên nhiên mà không dùng thuốc nam

4. Hoa cúc La Mã (Chamomile)

Cúc La Mã là một loại thảo mộc lâu đời nổi tiếng ở Ai Cập cổ đại, Hy Lạp và La Mã. Trà hay tinh dầu hoa cúc La Mã thường được sử dụng để khắc phục chứng mất ngủ nhờ tính chất giúp thư giãn, an thần.

Lưu ý là bạn không nên sử dụng cúc La Mã nếu từng dị ứng với hoa hướng dương, nấm mốc, hoa cúc.

5. Tinh dầu hoa oải hương

Tinh dầu hoa oải hương có tác dụng làm dịu thần kinh và có thể hữu ích với một số người bị mất ngủ. Bạn có thể xông tinh dầu hoa oải hương hay thử tắm nước ấm có bổ sung loại tinh dầu này trước khi đi ngủ để thư giãn cơ thể và tâm trí.

Ngoài ra, bạn có thể dùng tinh dầu sả, tinh dầu gỗ hoàng đàn, tinh dầu hoa ngọc lan, tinh dầu cam hương Bergamot… để có giấc ngủ ngon hơn.

6. Rễ cây nữ lang (Valerian)

Từ thời cổ đại, rễ cây nữ lang đã được sử dụng để cải thiện các vấn đề về giấc ngủ. Rễ của loại thảo dược này giúp an thần, chống mất ngủ nhưng phải sử dụng vài tuần mới đem lại kết quả. Các dạng bào chế của loại thảo dược này là trà, thuốc ngâm rượu, thuốc viên. Hãy trao đổi với bác sĩ về liều lượng sử dụng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

7. Nhạc cho người mất ngủ.

Nhạc cho người mất ngủ
Nhạc cho người mất ngủ, giúp ngủ ngon

Nhạc cho người mất ngủ có giai điệu nhẹ nhàng sẽ làm giảm hormone căng thẳng, xoa dịu tinh thần và giảm bớt áp lực. Thông thường, âm nhạc cũng được vận dụng vào trị liệu nhằm giúp các bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn. Giảm bớt những cơn đau, thúc đẩy hệ miễn dịch mạnh hơn, xua tan không gian im ắng đáng sợ.

  • Nhạc hoa không lời.
  • Nhạc thiền.
  • Nhạc sáo trúc.
  • Nhạc Mozart and Beethoven.

—> Nhạc cho người mất ngủ – 4 bản nhạc mà bạn không thể kìm lại cơn buồn ngủ

8. Yoga và thiền định

yoga chữa mất ngủ
Yoga chữa mất ngủ giúp ngủ ngon hiểu quả bền vững

Sự gia tăng hoạt động cơ bắp và trí não phải suy nghĩ nhiều có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Việc thực hiện các kỹ thuật này nhằm làm cho cơ bắp và tâm trạng thư giãn là phương pháp điều trị chứng mất ngủ hiệu quả.

Sở dĩ, việc tập luyện thể thao lúc nào cũng có lợi cho sức khỏe tuy nhiên cường độ tập luyện quá căng thẳng và mất nhiều sức cũng có thể khiến áp lực cơ thể tăng cao, không cải thiện được. Các bài tập yoga trị mat ngu sử dụng phương pháp tập tĩnh, kết hợp hít thở tăng cường lưu thông máu, kéo giãn các khối cơ xương khớp. Hãy cùng Nệm Thuần Việt tìm hiểu 5 bài tập Yoga trị mất ngủ cụ thể sau đây nhé.

>>>5 BÀI TẬP YOGA CHỮA MẤT NGỦ – HIỂU QUẢ KHÔNG NGỜ

Ngoài ra, y học cổ truyền dùng phương pháp châm cứu để cải thiện chất lượng giấc ngủ giúp điều trị chứng mất ngủ. Đôi khi, các bác sĩ Đông y sẽ kết hợp thảo dược với châm cứu để nâng cao hiệu quả điều trị.

Bổ sung melatonin hoặc các khoáng chất hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ, khó ngủ

1. Magiê

Magiê có vai trò quan trọng đối với giấc ngủ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc thiếu hụt loại khoáng chất này có thể ngăn não phát ra tín hiệu buồn ngủ vào ban đêm. Bạn có thể bổ sung magiê cho cơ thể từ các nguồn thực phẩm như:

trị mất ngủ bằng lúa mạch
Chữa bệnh mất ngủ bằng mầm lúa mạch

Gạo, mầm lúa mì
Các loại rau củ: Cải xoăn, rau chân vịt, bông cải xanh, cần tây, atisô, khoai tây, bí đỏ, củ cải…
Trái cây: Dưa hấu, bơ, chuối, bưởi, xoài, nho khô…
Các loại hạt: Hạt bí, hạt mè, hạt điều, hạnh nhân, hạt hướng dương…
Nếu bạn muốn uống bổ sung magiê bằng thực phẩm chức năng, hãy trao đổi thật cụ thể với bác sĩ để biết liều lượng cụ thể. Magiê có thể tương tác với nhiều loại thuốc khác nhau nên có thể gây ra các vấn đề sức khỏe.

2. Melatonin

chữa mất ngủ bằng natrolmelatonin
Natrolmelatonin hỗ trợ trị bệnh mất ngủ

Melatonin không phải là thuốc ngủ mà là một loại hormone do tuyến tùng trong bộ não sản sinh, và giảm dần theo độ tuổi. Loại hormone này cũng được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Do đó, bạn có thể bổ sung melatonin bằng đường ăn uống hoặc dược phẩm.

Melatonin tạo cảm giác buồn ngủ, làm giảm nhiệt độ cơ thể nên làm bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn. Vì vậy, melatonin thường được sử dụng trong việc điều hòa giấc ngủ và nhịp sinh học.

Melatonin hữu ích với những người hay đi xa, bị trái múi giờ. Bạn chỉ nên sử dụng nó dưới sự hướng dẫn và theo dõi của thầy thuốc.

>>>Đọc ngay Không ngủ được vào ban đêm là bệnh gì? Giải pháp cho chứng mất ngủ về đêm hiệu quả

Điều trị mất ngủ bằng cách thay đổi lối sống và không gian phòng ngủ

Ngoài việc thực hiện các biện pháp kể trên, việc thay đổi lối sống hoặc thay thế các vật dụng thiết yếu liên quan đến giấc ngủ cũng có thể cải thiện tình trạng, trị chứng mất ngủ. Những thay đổi sau đây có thể rất hữu ích đối với bạn:

  • Hãy rời khỏi giường: Nếu không thể ngủ trong vòng 30 phút, bạn nên đứng dậy ra khỏi giường. Bạn hãy đọc sách, ngồi thiền và chỉ trở lại giường khi cảm thấy thực sự buồn ngủ.
  • Không tập thể dục sát giờ đi ngủ: Tập thể dục giúp cải thiện giấc ngủ nhưng khi tập, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng, trong khi cơ thể cần khoảng vài giờ mới có thể trở về nhiệt độ bình thường. Do đó, bạn nên tập thể dục trước giờ đi ngủ ít nhất 3 giờ.
  • Giữ phòng ngủ yên tĩnh, sạch sẽ: Việc phòng ngủ bừa bộn, ồn ào thường gây ra các vấn đề về giấc ngủ. Không gian yên tĩnh, sạch sẽ giúp tâm trạng bạn cảm thấy thoải mái hơn. Nếu sử dụng điều hòa, bạn không nên để nhiệt độ quá lạnh. Phòng ngủ quá lạnh có thể khiến bạn trằn trọc khó ngủ.
  • Thay đổi đồng hồ sinh học bằng cách đi ngủ đúng giờ, dậy đúng giờ. Theo giờ cố định.
  • Để tivi cách xa chỗ ngủ: Không nên để tivi trong phòng ngủ và không xem tivi khi đã quá giờ đi ngủ.
  • Không để điện thoại, máy tính bảng, thiết bị điện tử trên giường: Nếu muốn có một giấc ngủ ngon, bạn hãy tắt các thiết bị kể trên và để chúng cách xa giường.
  • Gối, nệm quá cứng: Nếu rơi vào trường hợp này, bạn đừng ngần ngại bỏ tiền mua 1 chiếc nệm tốt cùng những chiếc gối êm, một cái mền mềm và ấm. Nguyên nhân là chúng ta dành gần 1/3 thời gian trong ngày để ngủ nên bạn cần đầu tư thích hợp để có giấc ngủ ngon.

cách ngủ ngon bằng chăn ga gối đệm
Chọn chăn ga gối đệm phù hợp giúp cải thiện giấc ngủ, chữa khó ngủ

>>>LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỊ MẤT NGỦ? TRỊ CHỨNG KHÓ NGỦ HIỆU QUẢ

Mất ngủ uống thuốc gì? – Chữa mất ngủ bằng phương pháp dùng thuốc

Dưới đây là một số loại thuốc thường được dùng trong điều trị chữa mất ngủ:

diazepam- uống thuốc gì dễ ngủ
Thuốc Diazepam dành cho các trường hợp mất ngủ ngắn

Thuốc bình thần: Gồm có các thuốc như Diazepam, Bromazepam, Clonazepam, Rotunda… Tác dụng của các thuốc này là giúp các người bệnh có giấc ngủ gần như ngay lập tức. Tuy nhiên, các thuốc này chỉ nên áp dụng cho các trường hợp mat ngu ngắn và mức độ bệnh chưa trầm trọng, bởi việc dùng thuốc bình thần lâu ngày sẽ gây quen thuốc.

Thuốc ngủ: Gồm có các thuốc như

uống thuốc gì dễ ngủ Phenobarbital
Thuốc Phenobarbital dùng trong trường hợp mất ngủ ngắn và không trầm trọng

, Zolpidem… Đây là nhóm thuốc có tác dụng mạnh, tuy nhiên, chúng cũng rất dễ gây quen thuốc tương tự như thuốc bình thần. Do đó, nhóm thuốc này chỉ được sử dụng trong trường hợp mất ngủ ngắn và không trầm trọng. Lưu ý, cũng không nên dùng nhóm thuốc này nhiều quá 3 ngày.

Promethazine mất ngủ nên uống thuốc gì
Thuốc Promethazine dùng cho bệnh nhân mất ngủ do ngứa, hắc lào, tổ đỉa,..

Thuốc kháng histamin: Gồm có các thuốc như Promethazine, Dimedrol, Clorpheniramin… Đây là các thuốc kháng histamin thế hệ cũ, chống dị ứng và gây ngủ khá mạnh. Thuốc được chỉ định dùng đối với các bệnh nhân mất ngủ do ngứa, gãi nhiều như hắc lào, eczema, tổ đỉa…
Thuốc ngủ Diazepam
Diazepam (biệt dược là Seduxen) là thuốc ngủ, nhưng chỉ được sử dụng nếu có sự cho phép của bác sĩ

Khi người bệnh không may rơi vào tình trạng mất ngủ mãn tính, nên trị liệu theo hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa. Kết hợp chế độ sống lành mạnh và sử dụng thuốc có nguyên tắc để cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn.

Một số liệu pháp giúp bạn lấy lại tinh thần sau một đêm mất ngủ

Sau một đêm mất ngủ, cơ thể sẽ cảm thấy đuối sức, toàn bộ cơ thể hoạt động một cách mơ hồ, thiếu chuẩn xác.

Cần phải quan sát cơ thể và hiểu rõ mình đang gặp phải vấn đề gì. Nếu mới xuất hiện tình trạng mất ngủ và không xảy ra thường xuyên thì nên xem đó là một sự cảnh báo. Kịp thời điều chỉnh lượng công việc, học tập, xem xét chế độ ăn uống và luyện tập thể thao theo khoa học để không gây tổn thương cho hệ thần kinh cũng như xương khớp. Tránh tình trạng bệnh ngày càng nặng dẫn đến mat ngủ mãn tính.

Khi người bệnh không may rơi vào tình trạng mất ngủ mãn tính, nên trị liệu theo hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa. Kết hợp chế độ sống lành mạnh và sử dụng thuốc có nguyên tắc để cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn.

Nếu chúng ta đã trải qua một đêm mất ngủ, thử bao nhiêu cách cũng không thể ngủ ngon và sảng khoái thì chắc chắn sáng ngày hôm sau sẽ là một ngày rất tồi tệ. Đừng quên thử một số biện pháp sau để cải thiện tinh thần nhé!

NÊN:

Sử dụng một ly chocolate nóng có thể giúp bổ sung năng lượng cũng như thay thế cà phê, làm cho tinh thần được tỉnh táo. Trong chocolate có chứa vitamin B12 rất tốt cho sức khỏe, có khả năng tỉnh táo và tập trung tư duy.

Chocolate giúp tỉnh táo sau mất ngủ
Một ly Chocolate bổ sung năng lượng giúp tỉnh táo sau một đêm mất ngủ

Uống nước ép táo vì trong táo có chứa hàm lượng fructose tự nhiên, duy trì vóc dáng, cải thiện chức năng tiêu hóa, kích thích vị giác cũng như làm tăng độ sảng khoái tinh thần sau khi sử dụng.

Hạt chia cũng hỗ trợ tốt cho những người sau khi mất ngủ. Trong hạt chia có chứa hàm lượng omega 3 rất tốt cho bộ não, giảm bớt căng thẳng, xua tan mệt mỏi. Ngoài ra nó còn được dùng để phòng ngừa tốt bệnh tim mạch, tiêu hóa, kiểm soát đường huyết tốt.

Buổi sáng sau khi mất ngủ, cơ thể trở nên yếu ớt, cảm giác buồn ngủ liên tục đeo bám. Việc ép bản thân ăn quá nhiều cũng không thật sự mang lại hiệu quả tốt. Chúng ta nên ăn nhẹ một ít trứng chiên hoặc luộc vào buổi sáng để cung cấp đủ lượng protein cần thiết cho cơ thể, nhằm duy trì tốt các hoạt động của cơ thể.

Hãy đánh lạc hướng tịnh thần của bạn! Đây được coi là liệu pháp hiệu quả nhưng không dễ thực hiện được, nó đòi hỏi chúng ta phải tập trung và cố gắng suy nghĩ lạc quan. Hãy nghĩ rằng hôm nay chúng ta sẽ có được nhưng thành công nào, hãy nghĩ về mặt tích cực và “tẩy não” việc mất ngủ bằng cách dỗ dành cảm xúc. Hãy nói “tôi không mệt mỏi”, “tôi có thể làm được” thay vì “tôi quá mệt và buồn ngủ”.

Bật một bản nhạc thật “oách”, vừa nghe nhạc, vừa trang điểm hoặc chuẩn bị bộ trang phục thật đẹp để mình được tự tin hơn, che đi sự mệt mỏi ủ dột sau một đêm mất ngủ.

KHÔNG NÊN:

Không nên cố tập luyện thể thao quá sức để đánh thức bộ não. Sau một đêm mat ngu, không chỉ bộ não muốn đình công mà ngay cả cơ bắp cũng không còn sức lực. Việc hoạt động quá sức sẽ khiến tình trạng mệt mỏi trở nên tồi tệ hơn.

Mất ngủ không nên dùng chất kích thích
Không dùng cà phê, trà và các nước tăng lực để giúp tỉnh táo

Không sử dụng cà phê, trà, các loại nước tăng lực chứa cafein. Chúng có tác dụng làm tỉnh táo tinh thần nhất thời nhưng cũng rất mau chóng làm cơ thể đuối sức và buổi chiều tà, không chữa dứt điểm tình trạng mat ngu mà còn làm chúng ta rất dễ lạm dụng, phụ thuộc vào các loại nước kể trên.

Không nên cố ngủ bù sau một đêm mất ngủ. Việc cố ngủ để đủ số giờ theo khoa học không có tác dụng tốt, ngược lại chúng làm xáo trộn đồng hồ sinh học trong cơ thể, khiến giấc ngủ ngày càng xa vời hơn với bạn, tình trạng bệnh dễ diễn biến nặng.

Lời kết

Có lẽ không phải nói nhiều nữa về “MẤT NGỦ“. Giấc ngủ có tầm quan trọng không thể thay thế trong cuộc đời mỗi con người. Một giấc ngủ ngon là nguồn năng lượng tích cực, khởi đầu cho sự vui tươi, thành công và hạnh phúc. Hi vọng những gì chúng tôi cung cấp trên đây sẽ giúp ích cho bạn. Và cũng đừng quên chia sẻ những thông tin bổ ích này cho bạn bè và những người thân yêu của bạn nhé.

5 thoughts on “Nguyên nhân mất ngủ? Triệu chứng, tác hại – Tổng hợp mẹo chữa mất ngủ, ngủ không sâu giấc – giúp ngủ ngon tới sáng

  1. Pingback: "THIỀN" - Cách ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ kéo dài - Dứt điểm vĩnh viễn

  2. Pingback: Chữa Mất Ngủ: 5 Loài Hoa Chữa Bệnh Mất Ngủ Hiệu Quả Đã Kiểm Chứng

  3. Pingback: [Tổng hợp] Làm thế nào để dễ ngủ hơn - 10+ cách để giấc ngủ ngon không còn quá xa vời

  4. Pingback: Không ngủ được vào ban đêm - Nguyên nhân và cách điều trị triệt để

  5. Pingback: Mất ngủ ăn gì? Không nên ăn gì? Tổng hợp thực phẩm giúp bạn ngủ ngon không cần dùng thuốc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *