voucher

Khó ngủ về đêm, mất ngủ uống thuốc gì? Nguyên nhân và cách điều trị khó ngủ vào ban đêm

Khó ngủ về đêm là gì?

khó ngủ về đêm
Hiện tượng khó ngủ về đêm

Uống thuốc gì dễ ngủ? mất ngủ nên uống thuốc gì? Khó ngủ về đêm là hiện tượng thường hay gặp phải ở mọi độ tuổi. Tình trạng này có tính bộc phát, có thể tự khỏi trong một thời gian ngắn hoặc có thể biến chứng nặng.

Khó ngủ vào ban đêm là những dấu hiệu khởi phát của bệnh mất ngủ nếu không tìm ra nguyên nhân khó ngủ và không được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân của chứng khó ngủ về đêm

Tình trạng khó ngủ vào ban đêm có thể gặp phải ở mọi đối tượng từ độ tuổi thanh thiếu niên đang trong giai đoạn phát triển và học tập, người trưởng thành đã đi làm, người trung niên và người cao tuổi sau về hưu.

Tất cả mọi đối tượng trong cuộc sống đều sẽ không tránh khỏi những áp lực, căng thẳng trong học tập lẫn công việc. Những sự cố phát sinh trong cuộc sống dẫn đến lo âu buồn phiền là một “thẻ đỏ” dành cho giấc ngủ ngon. Stress cũng chính là lý do thường gặp gây nên chứng khó ngủ vào đêm.

Ngoài ra, ở độ tuổi đang phát triển và người trưởng thành thường có thói quen ăn uống và sinh hoạt “phi khoa học” gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hệ tiêu hóa và cả các cơ xương khớp, có ảnh hưởng mật thiết đến giấc ngủ.

Các bạn trẻ thường có thói quen lạm dụng các thiết bị điện tử thông minh làm ảnh hưởng đến thị giác, làm đầu óc bị phân tán và khó ngủ vào ban đêm.

Càng lớn tuổi, cơ thể chúng ta càng có sự thay đổi về hormone bên trong, sự thay đổi này là quy luật tất yếu, chúng có thể không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ và sức khỏe nhưng cũng nên lưu ý về hiện tượng khó ngủ về đêm.

nguyên nhân khó ngủ về đêm
Nguyên nhân của chứng khó ngủ vào ban đêm do sử dụng các thiết bị điện tử thông minh

>>>Đọc thêm Không ngủ được vào ban đêm là bệnh gì?

Những dấu hiệu của chứng khó ngủ vào ban đêm

Giấc ngủ của người trưởng thành thường kéo dài 7 – 8 tiếng và giấc ngủ được coi là chất lượng khi ngủ sâu và kéo dài liên tục.

Khi mắc phải tình trạng khó ngủ vào ban đêm, chúng ta sẽ gặp phải một số dấu hiệu sau:

  • Tốn nhiều thời gian trên giường chỉ để “đợi” giấc ngủ đến với mình. Khoảng thời gian ru ngủ nhiều hơn 30 phút được cho là khó ngủ về đêm.
  • Người mắc chứng mất ngủ thường hay ngủ ở trạng thái mơ hồ, rất dễ bị thức giấc giữa đêm và khó có thể ngủ lại được. Giấc ngủ bị ngắt quãng từ 2 đến 3 lần trong một đêm được coi là giấc ngủ kém chất lượng.
  • Chứng khó ngủ vào ban đêmđã tiêu tốn không ít thời gian cho việc đi vào giấc ngủ và còn đánh thức chúng ta sớm hơn thường lệ. Ngủ muộn và thức sớm làm thu hẹp thời gian ngủ, nếu giấc ngủ dưới 6 tiếng, kéo dài vài ba ngày được xem là mất ngủ.
  • Ngày lờ đờ mệt mỏi, người khó ngủ vào ban đêm thường có xu hướng “ngủ bù” vào ban ngày. Điều này khiến giấc ngủ vào ban đêm càng khó đến hơn, làm xáo trộn đồng hồ sinh học trong cơ thể, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe.
  • Một dấu hiệu của chứng khó ngủ về đêm chính là hội chứng “sợ ngủ”. Tình trạng khó ngủ khiến người bệnh căng thẳng, lo âu mỗi khi đến giờ đi ngủ. Việc mất nhiều thời gian nằm trên giường chờ giấc ngủ khiến đầu óc dễ nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực, khống chế giấc ngủ ngon.

Dấu hiệu của chứng khó ngủ vào ban đêm
Dấu hiệu, triệu chứng khó ngủ, mất ngủ

Uống thuốc gì dễ ngủ? Biện pháp cải thiện tình trạng khó ngủ về đêm

Khi gặp phải tình trạng khó ngủ vào ban đêm, điều đầu tiên các bạn đặt ra chính là câu hỏi “MẤT NGỦ NÊN UỐNG THUỐC GÌ?”

Mất ngủ uống thuốc gì? Trên thị trường hiện nay có vô số các loại thuốc khống chế tình trạng không ngủ được vào ban đêm tuy nhiên các bạn cần hiểu rõ một số thông tin như sau:

Các loại thuốc dễ ngủ trên thị trường hiện nay phần lớn thuộc nhóm benzodiazepin có tác dụng an thần, trị mất ngủ nhưng lại có một số tác dụng phụ nếu dùng lâu dài như gây suy giảm trí nhớ, một số phát sinh tình trạng nghiện thuốc, tình trạng mất ngủ ngày càng trầm trọng hơn. Bệnh trầm cảm sẽ là mối đe dọa với các đối tượng làm dụng thuốc an thần.

uống thuốc gì dễ ngủ
Mất ngủ uống thuốc gì

Nếu tình trạng khó ngủ về đêm kéo dài một thời gian mà không thể tự biến mất hoặc lặp đi lặp lại quá nhiều lần trong một khoảng thời gian, tốt nhất các bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và đưa ra hướng điều trị tích cực.

Các bạn đang rơi vào tình trạng này có thể sử dụng một số thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thiên nhiên để cải thiện giấc ngủ.

Vậy mất ngủ uống gì?

Các dược liệu có tính an thần, cải thiện tình trạng khó ngủ về đêm vô cùng quen thuộc trong cuộc sống như:

  • Tim sen
  • Gừng
  • Chuối
  • Hoa cúc
  • Lạc tiên (dây nhãn lồng)
  • Hoa nhài

Đọc thêm: 5 LOẠI TRÀ AN THẦN DỄ NGỦ – CHO GIẤC NGỦ NGON HƠN

trà an thần dễ ngủ- khó ngủ uống thuốc gì
Lạc tiên là loại trà an thần dễ ngủ hỗ trợ điều trị mất ngủ

Đọc thêm bài viết: Câu trả lời cho loạt câu hỏi: Làm sao để ngủ được? Làm thế nào để ngủ ngon? Làm gì khi mất ngủ? Làm sao để hết mất ngủ???

Khó ngủ về đêm, Khi giấc ngủ chúng ta còn tốt, hãy cố gắng duy trì sức khỏe lẫn tinh thần ở trạng thái ổn định nhất, đề phòng các căng thẳng trong cuộc sống hằng ngày. Hãy chú ý làm mới phòng ngủ và tặng cho giấc ngủ người bạn đồng hành là một chiếc nệm cao su êm ái để có thể khiến mọi tư thế ngủ thêm uyển chuyển và giấc ngủ êm mềm thư giãn.

3 thoughts on “Khó ngủ về đêm, mất ngủ uống thuốc gì? Nguyên nhân và cách điều trị khó ngủ vào ban đêm

  1. Pingback: Điều trị mất ngủ dễ hay khó - Bí quyết tìm lại giấc giấc ngủ ngon

  2. Pingback: Vì sao mất ngủ về đêm? Triệu chứng mất ngủ kéo dài

  3. Pingback: Mất ngủ ăn gì? Không nên ăn gì? Tổng hợp thực phẩm giúp bạn ngủ ngon không cần dùng thuốc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *