voucher

Vì sao mất ngủ về đêm? Triệu chứng mất ngủ kéo dài, mất ngủ mãn tính

Hiện nay tình trạng chứng mất ngủ, chứng khó ngủ đang trở nên nhiều hơn, lan rộng từ độ tuổi trung niên cho đến giới trẻ. Tình trạng mất ngủ không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây cản trở trong công việc và cuộc sống hằng ngày. Ở bài viết hôm nay hãy cùng Nệm Thuần Việt sẽ đi tìm hiểu những vấn đề liên quan đến triệu chứng mất ngủ kéo dài, mất ngủ mãn tính về đêm.

triệu chứng mất ngủ
Triệu chứng khó ngủ – Vì sao mất ngủ

1. Thế nào là một giấc ngủ ngon?

Một giấc ngủ ngon được đánh giá dựa trên hai tiêu chí

Thứ nhất về “Chất”

Giấc ngủ của chúng ta cần phải đảm bảo độ sâu. Độ sâu của giấc ngủ được tính từ khoảng thời gian bộ não rơi vào trạng thái thả lỏng, không còn nhận thức được những gì xảy ra xung quanh. Thời gian ngủ sâu là khoảng thời gian được thả tự do hoàn toàn. Não bắt đầu điều chỉnh, loại bỏ những vùng ký ức thừa thải, tạo khoảng trống mới và không gian lưu trữ tốt hơn, tạo cảm giác thư thái sau khi tỉnh giấc.

Thứ hai về “Lượng”

“Lượng” của giấc ngủ là khoảng thời gian ngủ cần phải có đủ trong một ngày để phục hồi và đảm bảo sức khỏe cho ngày tiếp theo. Khoảng thời gian ngủ này thay đổi theo từng độ tuổi. Khi còn ở giai đoạn trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, “lượng” giấc ngủ cần phải có từ 12 đến 16 tiếng mỗi ngày, ở người trưởng thành là từ 8 tiếng, người già là khoảng 6 tiếng.

Khi không đáp ứng được hai tiêu chí “Chất” và “Lượng” nói trên, các đối tượng đó sẽ được xác định mắc phải triệu chứng bệnh mất ngủ mãn tính, hoặc các triệu chứng khó ngủ.

Triệu chứng mất ngủ, khó ngủ
Triệu chứng mất ngủ về đêm

—-> Đọc ngay 5 BÀI TẬP YOGA TRỊ MẤT NGỦ

2. Vì sao mất ngủ kéo dài? Chứng mất ngủ mãn tính

Tình trạng mất ngủ kéo dài, mất ngủ mãn tínhvì sao mất ngủ có nhiều nguyên nhân phát sinh

Nguyên nhân chủ quan:

Nguyên nhân mất ngủ này xuất phát từ chính cơ thể các bạn, có thể do thay đổi ở từng thời kỳ mà cơ thể chúng ta ngủ ít đi, đột ngột gây khó chịu, chưa thích nghi kịp.

Có thể do ban ngày ngủ quá nhiều, do thay đổi múi giờ

Do một số bệnh lý như cảm sốt, huyết áp, rối loạn tiểu tiện,….

Sử dụng các chất có cafein gây triệu chứng khó ngủ như rượu, café, trà, thuốc kích thích thần kinh trung ương,…

Nguyên nhân khách quan:

Một số trường hợp triệu chứng mất ngủ về đêm do điều kiện môi trường xung quanh quá lạnh hoặc quá nóng, chiếc nệm ngủ gây khó chịu, hầm bí, đau nhức cơ thể

Do tiếng ồn ở xung quanh

Áp lực từ công việc hoặc bị ai đó gây nên nỗi ám ảnh, sợ hãi,…

Nơi phòng ngủ quá sáng hoặc có các vật dụng phát sáng gây chói mắt

Người xảy ra tình trạng mất ngủ – triệu chứng khó ngủ có hai dạng:

Mất ngủ cấp tính:

Mất ngủ cấp tính hay còn gọi là mất ngủ ngắn hạn. Người xảy ra tình trạng mất ngủ ngắn hạn thường trải qua một vài đêm khó ngủ, mất ngủ, thường tình trạng mất ngủ của các đối tượng này xảy ra dưới một tháng. Triệu chứng mất ngủ khó ngủ cấp tính thường do các nguyên nhân khách quan gây ra, dễ chữa trị hơn so với mất ngủ mãn tính.

Mất ngủ mãn tính:

Đây là trường hợp hội chứng mất ngủ lâu năm, khó hoặc không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Triệu chứng mất ngủ kéo dài mãn tính kéo dài trên 1 tháng, có thể lên đến vài năm. Người mắc bệnh mất ngủ mãn tính thường do các nguyên nhân chủ quan, không điều trị hoặc điều trị không đúng cách lâu ngày trở nên nặng hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

triệu chứng mất ngủ kéo dài
Triệu chứng khó ngủ

—->Đọc ngay Nệm cao su tổng hợp Kim Cương có tốt không?

3. Các triệu chứng mất ngủ về đêm thường gặp như sau

Những người mắc chứng khó ngủ, triệu chứng mất ngủ mãn tính thường rất khó đi vào giấc ngủ, mất nhiều thời gian nằm trên giường nhưng không tạo được cảm giác muốn ngủ

Một trong các hội chứng mất ngủ tiếp theo là khi đã đi vào giấc ngủ thì giấc ngủ mơ màng, ngủ không yên và rất dễ tỉnh giấc dù chỉ là một sự chuyển động nhỏ

Một giấc ngủ của người bệnh thường không thể kéo dài liên tục, thường xuyên giật mình thức giấc, rất khó có thể đi vào giấc ngủ lại như ban đầu

Người mắc chứng bệnh mất ngủ xảy ra triệu chứng mất ngủ về đêm tình trạng lờ đờ, muốn ngủ vào buổi sáng nhưng đến đêm thì không ngủ được

Mỗi buổi sáng sau khi thức giấc, người bệnh vẫn không thể tập trung tinh thần mà không biết vì sao mất ngủ kéo dài

4. Tác hại của chứng mất ngủ kéo dài, mất ngủ mãn tính

Dù là mất ngủ cấp tính hay mất ngủ kéo dài, mất ngủ mãn tính cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và công việc sinh hoạt hằng ngày của các bạn.

Giảm sự tập trung:

Triệu chứng mất ngủ về đêm. Chúng ta dành ra khoảng 1/3 cuộc đời dành cho giấc ngủ. Một khi xảy ra tình trạng mất ngủ, tức là cơ thể không rơi vào trạng thái ngủ sâu được thì lúc đó bộ não sẽ rơi vào tình trạng suy giảm khả năng phân tích, tiếp nhận thông tin, làm chậm quá trình tập trung.

Hiệu quả công việc giảm:

Đây là triệu chứng mất ngủ về đêm đầu tiên và hệ quả kéo theo của việc não bộ mất tập trung, quá trình phân tích và tiếp nhận thông tin kém dẫn đến hàng loạt công việc bị trì trệ. Cơ thể rơi vào trạng thái đình công, cố làm nhưng vẫn không thể tránh khỏi nhầm lẫn, sai sót.

Tăng cân:

Điều này nghe có lẽ vô lý nhưng trong một số trường hợp triệu chứng mất ngủ cấp tính, người bệnh mất ngủ khiến cơ thể mệt mỏi, không muốn vận động. Lượng calo trong cơ thể sẽ tích trữ tạo thành mỡ thừa gây tăng cân bộc phát.

Suy giảm trí nhớ:

Đây là triệu chứng mất ngủ rất thường hay gặp của các bệnh nhân mắc bệnh mất ngủ mãn tính. Bộ não rơi vào trạng thái mệt mỏi kéo dài, không có đủ thời gian ngủ sâu để phục hồi não bộ. Tình trạng này gây suy giảm trí nhớ, tình trạng suy giảm nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào chế độ sinh hoạt, ăn uống nghỉ dưỡng của người bệnh.

Bệnh tim mạch:

Triệu chứng mất ngủ kéo dài, mất ngủ mãn tính đối với những người lớn tuổi mà còn mắc phải chứng bệnh mất ngủ thường rất dễ phát sinh bệnh lý cao huyết áp. Sự căng thẳng làm các hormone trong cơ thể phân bố không đều, điều này làm cho tim mạch bị ảnh hưởng.

Trầm cảm:

Triệu chứng khó ngủ trầm cảm, chứng mất ngủ mãn tính việc suy nhược cơ thể kéo dài, công việc bị trì trệ, cuộc sống gia đình không còn hoạt náo như trước sẽ rất dễ phát sinh chứng trầm cảm. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực cho bản thân và những người xung quanh.

6. Chữa bệnh mất ngủ kéo dài, chứng mất ngủ khó ngủ về đêm

Thuốc điều trị mất ngủ mãn tính

triệu chứng mất ngủ về đêm Uống thuốc gì dễ ngủ
Uống thuốc gì dễ ngủ

—> Đọc ngay Có nên mua Nệm cao su non không? Những điều cần biết

Uống thuốc gì dễ ngủ – Đối với những người mắc bệnh mất ngủ điều quan trọng nhất là phải tìm đến bác sĩ để được thăm khám và tìm ra nguyên nhân gây chứng mất ngủ nhằm tìm được hướng điều trị phù hợp.

Các loại thuốc ngủ bán ngoài thị trường không theo đơn bác sĩ thường có thể chữa trị nhất thường không thể điều trị mất ngủ kéo dài. Nếu sử dụng một cách lạm dụng, xài thuốc thường xuyên có thể gây nên lườn thuốc, tình trạng mất ngủ kéo dài khó chữa trị hơn.

Đối với các bệnh nhân mắc bệnh mãn tính cần uống thuốc theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Nên đi điều trị mất ngủ mãn tính lâu dài cùng 1 bác sĩ để được theo dõi bệnh chặt chẽ.

Áp dụng ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để cải thiện hỗ trợ chữa chứng mất ngủ về đêm.

Sử dụng các thực phẩm thiên nhiên có tác dụng hỗ trợ giấc ngủ như trà tim sen, lá rong biển, trà gừng,…

Đọc thêm: Mất ngủ nên uống thuốc gì?

Vì sao mất ngủ? Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống chính vì thế “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Những ai chưa rơi vào tình trạng mất ngủ hay triệu chứng khó ngủ nên luyện tập thể thao, giữ gìn sức khỏe dẻo dai. Chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế sử dụng rượu, bia, trà, cafe, thuốc lá trước khi ngủ. Cố gắng dung hòa lượng công việc sao cho vừa với năng lực bản thân. Nên dành thời gian cuối tuần để đi chơi, thư giãn cùng gia đình.

Những người đã mắc phải chứng mất ngủ về đêm, mất ngủ kéo dài cần phải uống thuốc và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Chế độ ăn uống và tập luyện càng phải khoa học hơn. Đầu tư Nệm và Gối cao su tốt để hỗ trợ thêm cho giấc ngủ. Hiện nay những sản phẩm Nệm và Gối cao su tốt đều có tăng cường tính tiện ích, hỗ trợ tuyệt đối cho sức khỏe người sử dụng.

3 thoughts on “Vì sao mất ngủ về đêm? Triệu chứng mất ngủ kéo dài, mất ngủ mãn tính

  1. Pingback: Chứng mất ngủ: Cơn ác mộng mất ngủ về đêm - Cách đối phó với chứng khó ngủ

  2. Pingback: Không ngủ được vào ban đêm - Nguyên nhân và cách điều trị triệt để

  3. Pingback: Nỗi ám ảnh mang tên "Mất ngủ" - Tổng hợp các mẹo trị mất ngủ an toàn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *