voucher

Mất ngủ sau sinh, mất ngủ thường xuyên phải làm sao? Mất ngủ triền miên thì nên ăn gì?

Phải thừa nhận, mất ngủ sau sinh là triệu chứng hầu hết phụ nữ đều trải qua. Theo các nghiên cứu, 65% phụ nữ đối mặt với mất ngủ triền miên. Khó ngủ sau sinh ở tuần 32 của thai kỳ và 7, 8 tuần sau khi sinh. Nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và thể trạng người phụ nữ. Vậy mất ngủ sau sinh phải làm sao để hiểu rõ nguyên nhân, và cách khắc phục chúng ta sẽ đi tìm hiểu qua bài viết sau đây.

khó ngủ Mất ngủ sau sinh
Mất ngủ sau sinh xảy ra thường xuyên

1. Nguyên nhân gây mất ngủ sau sinh triền miên

Mất ngủ tiếng anh có tên gọi là insomnia hay khó ngủ (sleeping dificulties).

Khi người phụ nữ chuyển sang giai đoạn mang bầu và sinh cơ thể có những thay đổi đáng kể. Chính sự thay đổi bên trong, và sinh hoạt gia đình khiến người phụ nữ cảm thấy khó thích ứng. Dẫn đến tình trạng mất ngủ thường xuyên.

Có các nguyên nhân chính gây mất ngủ triền miên ở người phụ nữ sau sinh như sau:

Nội tiết tố người phụ nữ trong giai đoạn này có những thay đổi đáng kể. Cụ thể, nồng độ estrogen và progesterone có sự suy giảm đột ngột trong suốt 6 tuần đầu sau sinh. Bên cạnh đó, lượng hormone thay đổi khiến phụ nữ ngủ muộn hơn 20% so với bình thường.

Tâm lý lo lắng sau khi sinh con, thường gặp ở những phụ nữ sinh con lần đầu tiên. Bởi vì không biết chăm con như thế nào là đúng và hợp lý. Giấc ngủ của các bà mẹ bỉm sữa này luôn mơ màng, ngủ chập chờn. Vì lo sợ con quấy khóc, con bệnh, con tè dầm, con bị ngạt,…Giấc ngủ đan xen sự lo lắng càng về lâu dài càng dễ phát sinh bệnh mất ngủ sau khi sinh.

Đồng hồ sinh học bị thay đổi do phải thức nhiều lần trong một đêm để chăm sóc con nhỏ. Giấc ngủ liền mạch đột nhiên bị chia nhỏ gây khó chịu, dễ cáu gắt. Nếu tình trạng mất ngủ triền miên dễ biến chứng thành bệnh trầm cảm sau sinh. Nguy hiểm cho người mẹ lẫn đứa bé.

mất ngủ sau sinh phải làm sao
Nguyên nhân mất ngủ sau sinh

– Nhiều trường hợp bất đồng trong việc chăm sóc của người mẹ, các thành viên gia đình. Điều này khiến tâm lý phụ nữ sau sinh dễ tổn thương hơn. Phần lớn sự ức chế và kìm nén trong giai đoạn này đều có tác động lớn đến hệ thần kinh. Tình trạng mất ngủ triền miên rất dễ xảy ra. và mức độ bệnh tăng nặng diễn ra nhanh hơn so với những đối tượng khác.

Những tác động từ môi trường như ánh sáng, tiếng ồn, chiếc giường ngủ. Tất cả đều có sự ảnh hưởng đến giấc ngủ của các bà mẹ sau sinh. Trong đó chiếc nệm ngủ được cho là có ảnh hưởng mật thiết, là “mồi nhử” giấc ngủ hiệu quả. Người phụ nữ sau khi sinh con thường mất nhiều sức khỏe. Xương khớp cần phải bảo vệ kỹ càng tránh các bệnh đau nhức về già. Chính vì điều đó, một chiếc nệm vừa êm ái, vừa có thể nâng đỡ xương khớp. Dù ở bất kể tư thế ngủ nào sẽ hỗ trợ rất tốt cho giấc ngủ. Dĩ nhiên, không còn lo ngại tình trạng mất ngủ thường xuyên sau sinh.

—>Đọc ngay Tổng hợp mẹo chữa mất ngủ, ngủ không sâu giấc – giúp ngủ ngon tới sáng

2. Tác hai của chứng mất ngủ sau sinh đến mẹ và bé như thế nào?

Giữa người mẹ và đứa bé có sợi dây liên kết mất thiết. Một khi người mẹ xảy ra âu lo, khó chịu, mất ngủ gây ảnh hưởng sức khỏe thì khi cho con bú, chất lượng sữa cũng ảnh hưởng một phần đến đứa bé.

Tình trạng mất ngủ sau sinh không được chữa trị, không có sự quan tâm từ người thân rất dễ gây ra bệnh trầm cảm sau sinh. Căn bệnh này khiến cơ thể người phụ nữ không thể sản sinh ra lượng sữa chất lượng tốt cho con, một số có thể chứa độc tố ảnh hưởng sức khỏe trẻ sơ sinh như các vấn đề về tim mạch, hệ hô hấp, đường ruột,…

Mất ngủ triền miên sẽ khiến người phụ nữ trở nên lờ đờ, thiếu sức sống. Sao lãng việc chăm sóc con nhỏ vì không tập trung tốt tinh thần.

mất ngủ triền miên
Tac hại của mất ngủ sau sinh

Việc trẻ khóc đêm quá nhiều lần khiến người mẹ không thể nào ngủ yên giấc. Điều này cục kỳ nguy hiểm, nếu mẹ dễ nảy sinh tâm lý ghét bỏ, xa lánh đứa bé. Không ít trường hợp đau lòng xảy ra cho mẹ và bé khi người thân trong gia đình không sớm ngăn chặn và chữa trị chứng mất ngủ sau sinh.

Ngủ không đủ giấc, kéo dài thường xuyên có thể ảnh hưởng đến trí não, tình trạng hay quên. Dẫn đến trí nhớ giảm sút rất dễ xảy ra.

Chưa kể đến tình trạng mất ngủ sau sinh còn ảnh hưởng đến làn da và vóc dáng người phụ nữ.

—> Đọc ngay Các mẹo chữa mất ngủ an toàn và hiểu quả

3. Cách trị mất ngủ cho phụ nữ sau sinh? Mất ngủ triền miên phải làm sao

Cách chữa mất ngủ cho phụ nữ sau sinh, Mất ngủ phải làm sao? Người phụ nữ sau khi vượt cạn giống như bước qua cửa tử, tái sinh cuộc sống mới. Để được tận hưởng niềm vui sau làm mẹ và bắt trọn từng khoảnh khắc hạnh phúc bên cạnh những người thân yêu. Người mẹ vĩ đại này cần phải có được giấc ngủ ngon, một tinh thần thoải mái.

mất ngủ sau sinh
Biện pháp cải thiện giấc ngủ sau sinh

Sự quan tâm của người thân trong gia đình là liều thuốc “bổ não” tuyệt vời nhất. Sự yêu thương, quan tâm, và sẻ chia giúp giải phóng căng thẳng cho người mẹ. Một tinh thần tốt cho chúng ta có giấc ngủ chất lượng.

Nếu đã mắc phải chứng mất ngủ sau sinh. Các mẹ bỉm sữa hãy thử dùng một trong những cách thức hỗ trợ cải thiện giấc ngủ như sau:

Sắm ngay cho mình một chiếc nệm cao su thật êm ái. Độ mềm mịn và bằng phẳng sẽ giúp cơ thể được thả lỏng, thư giãn cơ xương khớp, tránh đau lưng, nhức mỏi. Một chiếc nệm tốt không những hỗ trợ giấc ngủ mà còn giúp ổn định cột sống. Tránh bị gù lưng, cong vẹo cột sống khi về già. Sau khi bé lớn hơn có thể cho bé nằm trên nệm cùng mẹ mà không lo nệm xẹp, lún, kích ứng cho da trẻ nhỏ.

Áp dụng một số động tác Yoga chữa mất ngủ nhẹ nhàng, phù hợp cho phụ nữ sau sinh và có khả năng cải thiện giấc ngủ.

Nghe những bài nhạc không lời nhẹ nhàng có thể khắc phục tình trạng mất ngủ sau sinh rất tốt. Việc thả lỏng tinh thần sẽ giúp giấc ngủ đến nhanh hơn, không bị giật mình.

>>Xem thêm Nhạc cho người mất ngủ – 4 bản nhạc mà bạn không thể kìm lại cơn buồn ngủ

Mất ngủ thì nên ăn gì? Chọn những thực phẩm sạch, nên chế biến thức ăn bằng cách luộc, tránh chiên xào nướng nhiều dầu mỡ. Nên ăn nhiều rau, và hoa quả tươi sống.

>>Xem thêm Mất ngủ nên ăn gì? Mất ngủ uống gì? Mất ngủ nên làm gì để ngủ ngon tới sáng??

Cách chữa mất ngủ cho phụ nữ sau sinh, ngâm chân trong nước ấm giúp máu lưu thông tốt hơn. Các cơ bắp được thả lỏng, hiệu quả hơn khi kết hợp tinh dầu làm thoải mái cả tinh thần

Nếu tình trạng mất ngủ sau sinh xảy ra thường xuyên và mất ngủ triền miên, nặng hơn. Các bạn nên nhanh chóng đến bác sĩ chuyên môn để được tư vấn và điều trị hợp lý. Trong giai đoạn còn cho con bú nên cẩn thận trong việc sử dụng các loại thuốc vì rất dễ ảnh hưởng đến đứa bé.

2 thoughts on “Mất ngủ sau sinh, mất ngủ thường xuyên phải làm sao? Mất ngủ triền miên thì nên ăn gì?

  1. Pingback: Mất ngủ ăn gì? Không nên ăn gì? Tổng hợp thực phẩm giúp bạn ngủ ngon không cần dùng thuốc

  2. Pingback: Không ngủ được vào ban đêm - Nguyên nhân và cách điều trị triệt để

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *