Thức khuya có tác hại gì? ngủ muộn có tác hại gì ? Do nhu cầu công việc, học tập, vấn đề về sức khỏe, thói quen sinh hoạt ngày càng tăng cao gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Có đến 7 trong tổng số 10 người trưởng thành không ngủ đủ 8 tiếng một đêm, và thường thức khuya nhiều, họ không lường được những tác hại của việc thức khuya ngủ muộn tình trạng này cũng xuất hiện ở trẻ nhỏ, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển sau này.
Tác hại của thức khuya là như thế nào? Thức khuya bị gì? Thức khuya có tốt không?Làm sao hạn chế tình trạng thức khuya? Chúng ta cùng tìm hiểu chúng ở bài viết ngày hôm nay.
Nội Dung
Như thế nào là giấc ngủ đạt chất lượng
Giấc ngủ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, chúng đóng vai trò sắp xếp não bộ, phục hồi các chức năng trong cơ thể, đào thải độc tố,…Một người trưởng thành cần phải dành ra 7 – 8 giờ đồng hồ mỗi ngày cho giấc ngủ. Tuy nhiên ngày nay, giấc ngủ dường như bị xem nhẹ, con người có xu hướng làm việc, học tập và giải trí lấn áp qua thời gian ngủ, khiến giấc ngủ bị rút ngắn. Tác hại thức khuya nhiều dẫn đến thiếu ngủ trong một ngày hoặc kéo dài trong thời gian dài làm suy kiệt sức khỏe nghiêm trọng. Về lâu về dài, tác hại của việc thức khuya ngủ muộn lên cơ thể chúng ta gây ra hàng loạt căn bệnh, đôi khi gây nguy hại cho tính mạng.
Hơn bao giờ hết, giấc ngủ đạt chất lượng cao là lời khuyên dành cho tất cả mọi người, ở mọi độ tuổi. Nhận biết giấc ngủ đạt chất lượng như sau:
- Ngủ liền mạch 7 – 8 giờ một đêm
- Giấc ngủ đến nhanh chóng, không bị thức giấc nhiều lần trong đêm
- Ngủ sâu giấc
- Buổi sáng thức dậy cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái
- Không có cảm giác buồn ngủ ban ngày
9 Tác hại của mất ngủ | Mất ngủ lâu ngày đừng xem nhẹ
Tác hại của thức khuya. Thức khuya có tốt không? Thức khuya bị gì
1. Thức khuya làm suy giảm trí nhớ
Thức khuya có hại gì? Ngủ là khoảng thời gian để bộ não tổng hợp các thông tin ghi nhận trong ngày, sàng lọc và đào thải những dữ liệu không quan trọng. Những người có giấc ngủ đạt chất lượng thường thức dậy với cái đầu nhẹ nhàng, thoải mái. Làm việc và học tập tốt hơn do sự trơn tru của não bộ.
Ngược lại tác hại của việc thức khuya, hành động thức khuya nhiều được ví như việc làm thêm giờ của bộ não, tra tấn và dồn ép quá nhiều thông tin. Thời gian ngủ rút ngắn đi khiến lượng thông tin dư thừa còn tồn động quá nhiều. Những tác hại của ngủ muộn có thể thấy rõ nhất qua sự mệt mỏi, xử lý và tiếp nhận thông tin chậm chạp hơn, ảnh hưởng nhiều đến công việc và học tập của trẻ nhỏ.
2. Thức khuya nhiều gây tăng cân
Đây là hiện tượng khá thường gặp. Cơ thể chúng ta thường cần thêm năng lượng để duy trì sự tỉnh táo. Tác hại của thức khuya, ngủ muộn nhiều, những người ngủ muộn có xu hướng nạp nhiều đồ ăn hơn trong đó có thức ăn nhanh, nhiều đạm, dầu béo gây tăng cân, béo phì.
3. Thức khuya làm suy giảm hệ miễn dịch
Tác hại của việc thức khuya, khoảng thời gian từ 0h đến 4 giờ sáng là lúc cơ thể tiết ra các hormone điều chỉnh hệ miễn dịch, giúp cơ thể phòng chống bệnh tật. Tác hại của thức đêm ngủ ngày gây suy giảm miễn dịch, điều này khiến chúng ta dễ mắc phải các bệnh như cảm cúm, sốt, đau đầu, dị ứng,…
4. Tác hại của thức đêm da bị lão hóa nhanh hơn
Thức khuya có hại gì? Chị em phụ nữ là đối tượng cần phải quan tâm nhiều hơn đến tác hại của việc thức khuya bởi đây sẽ là nguyên nhân gây lão hóa da nhanh hơn. Hậu quả nghiêm trọng tác hại của thức khuya, thức khuya nhiều ngăn chặn quá trình đào thải độc tố trên da, lâu ngày hình thành đốm nâu, sạm màu, nếp nhăn, đồi mồi,…
5. Tác hại của ngủ muộn suy giảm thị lực
Sau 8 tiếng làm việc, đôi mắt cần có thời gian nghỉ ngơi nhất định. Tăng thời gian làm việc hoặc học tập gây suy giảm thị lực. Tác hại của việc thức khuya nhiều và làm việc ở môi trường thiếu sáng dễ gây cận thị, loạn thị, bệnh đau mắt, gây mờ và xuất hiện quầng thâm mắt.
6. Tác hại của thức đêm ngủ ngày gây rối loạn đồng hồ sinh học
Thức khuya có hại gì? làm rối loạn giờ giấc. Chúng ta thường có thói quen ngủ bù sau một đêm ngủ muộn, thiếu ngủ. Tác hại của thức đêm ngủ ngày trước mắt là làm ảnh hưởng đến công việc và học tập. Buồn ngủ ban ngày có thể gây nguy hiểm với những người đang tham gia giao thông, làm việc trong môi trường máy móc, công trình xây dựng đòi hỏi có độ chính xác cao.
Về sau, thức khuya và ngủ ngày khiến thay đổi đồng hồ sinh học trong cơ thể, tạo thành một thói quen xấu gây mất ngủ cấp tính hoặc mất ngủ mãn tính.
Ngủ đủ giấc: 10 tác dụng tuyệt vời khi ngủ đủ giấc ai cũng phải biết
Làm sao phòng chống tác hại của thức khuya, ngủ muộn?
Để tránh khỏi những tác hại của ngủ muộn nói trên, chúng ta cần duy trì thời khóa biểu giấc ngủ thật tốt và luôn tuân thủ theo nó. Tùy thuộc vào từng độ tuổi khác nhau mà thời gian ngủ cũng khác nhau. Thông thường chúng ta sẽ có các móc thời gian ngủ cần thiết theo giai đoạn như sau:
- Trẻ sơ sinh: 14 – 17 giờ
- Trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển: 10 – 15 giờ
- Trẻ vị thành niên: 9 – 11 giờ
- Người trưởng thành: 7 – 9 giờ
- Người cao tuổi: 7 – 8 giờ
Thức khuya có hại gì? Thời gian đi ngủ và thức dậy có thể khác nhau ở từng đối tượng, tuy nhiên phải đảm bảo được khoảng thời gian liền mạch để có thể có đủ thời gian nghỉ ngơi và hồi phục cơ thể. Ngủ muộn được tính như sau:
Một người trưởng thành có thói quen đi ngủ vào 23 giờ đêm mỗi ngày nhưng vào một khoảng thời gian đột ngột cơ thể phải thức và trì hoãn giấc ngủ đến 1 giờ đêm. Thức khuya vượt qua cơn buồn ngủ và chúng ta thường cản trở chúng bằng cách sử dụng thực phẩm chứa chất kích thích, cafein. Điều này chỉ góp phần làm tăng tác hại của việc thức khuya cho sức khỏe, là nguyên nhân hàng đầu gây khó ngủ, mất ngủ và hàng loạt bệnh mãn tính nguy hiểm khác như tiểu đường, tim mạch,…
Thức khuya bị gì, để phòng chống tác hại của thức đêm ngủ ngày, các bạn phải cố gắng sắp xếp lượng công việc và học tập phù hợp, tạm gác các hoạt động vui chơi giải trí khi đã đến giờ đi ngủ. Không sử dụng rượu bia, cà phê, trà, nước tăng lực ít nhất 3 giờ trước khi đi ngủ.
Thức khuya có hại như thế nào Đối với trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh cần loại bỏ các thiết bị điện tử khỏi phòng ngủ. Ánh sáng từ các điện thoại, tivi, máy tính,…có thể khiến trẻ khó ngủ hơn, phân tán sự tập trung và tỉnh táo hơn. Sử dụng điện thoại trong bóng tối là tác nhân gây nên các vấn đề về mắt cho trẻ nhỏ và cả người trưởng thành.
Thức khuya quá nhiều hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe, hay cố gắng duy trì thời gian thức và ngủ để có được sức khỏe tốt nhất. Đừng quá chủ quan về tác hại của thức khuya, về lâu dài chúng tiềm ẩn nguy cơ gây khó ngủ, mất ngủ cùng hàng loạt nguy cơ đe dọa sức khỏe và tính mạng của chúng ta.
Với những chia sẻ trên nemthuanviet.com hi vọng các bạn nhận thức được những tác hại của việc thức khuya, từ đó hạn chế việc thức đêm nhiều lên kế hoạch phân bổ thời gian để đi ngủ đủ giấc. Chúc bạn bạn và gia đình có giấc ngủ ngon.