voucher

Giấc ngủ chất lượng có thể khiến phụ nữ đẹp hơn

Đây không phải một chuyện hoang đường, thực sự giấc ngủ rất có ích cho con người và đặc biệt là phụ nữ. Bên cạnh cải thiện và phục hồi sức khỏe, chất lượng giấc ngủ làm giảm bớt mức độ nghiêm trọng của nếp nhăn vùng mặt và cổ. Giấc ngủ ảnh hưởng đến làn da, duy trì sự trẻ trung, đẩy lùi quá trình lão hóa. Ngược lại bênh mất ngủ ở phụ nữ làm gia tăng quá trình lạo hóa da.
Vào khoảng nửa đêm là lúc cơ thể chúng ta giảm thân nhiệt xuống mức thấp nhất. Để làm được điều đó, hệ thống tuần hoàn đã làm tăng lưu lượng máu đến da và điều này giải thích vì sao khi ngủ gò má chúng ta thường hay ửng đỏ vào ban đêm.

Collagen và Hormone tăng trưởng

Hormone tăng trưởng được tiết ra mạnh nhất và đầu chu kỳ giấc ngủ sâu ban đêm, chính hormone này giúp sửa chữa và xây dựng lại các mô cơ thể như cơ và xương. Nhiều mô của cơ thể cũng cho thấy sự sản xuất tế bào tăng lên và sự phân hủy protein chậm hơn trong khi ngủ sâu. Vì protein là khối xây dựng cần thiết cho sự phát triển của tế bào và để sửa chữa thiệt hại từ các yếu tố như căng thẳng và tia cực tím. Giấc ngủ sâu thực sự là giấc ngủ cần thiết cho cơ thể.

giấc ngủ chất lượng tốt cho da
Thiếu ngủ là nguyên nhân phá hủy làn da trong âm thầm

Lượng hormone tăng trưởng trong cơ thể xuất hiện một cách tự nhiên đóng vai trò lớn trong việc duy trì cấu trúc collagen, điều đó cho phép kéo dài sự trẻ trung. Thiếu ngủ, bệnh mất ngủ ở phụ nữ là nguyên nhân phá hủy làn da trong âm thầm và khó có thể phục hồi như trạng thái ban đầu.
Có nhiều bằng chứng nghiên cứu đưa ra kết luận các tế bào da tái tạo nhanh hơn vào ban đêm so với ban ngày. Sự phân chia và tái tạo tế bào diễn ra suốt một ngày nhưng đạt đến đỉnh điểm là vào khoảng 2 giờ sáng. Điều này có nghĩa là khi ngủ say bạn đang được tái tạo để duy trì trẻ hóa. Sự phân chia tế bào này cũng xảy ra ngay cả khi chúng ta thức tuy nhiên hormone tăng trưởng sẽ không được tiết ra.

Tính khách quan của cái đẹp

bệnh mất ngủ ở phụ nữ
Tình trạng thiếu ngủ có thể quan sát được thông qua dấu hiệu trên khuôn mặt.

Nhiều người tìm đến phẫu thuật thẩm mỹ hoặc trang điểm để che bớt vẻ mệt mỏi, tăng sự rạng rỡ và thu hút trên khuôn mặt, đôi khi chúng giúp che đi sự mệt mỏi do bệnh mất ngủ ở phụ nữ hoặc loại bỏ các dấu hiệu lão hóa. Các nhà nghiên cứu tại Thụy Điển cho thấy tình trạng thiếu ngủ có thể quan sát được thông qua dấu hiệu trên khuôn mặt.
Không chỉ riêng phụ nữ, với tất cả mọi đối tượng đều có thể nhận dạng được họ đã trải qua một đêm mất ngủ tồi tệ, tác dụng của giấc ngủ đối với làn da phụ nữ nhìn thấy dấu hiệu của lão hóa như: làn da nhợt nhạt, mí mắt nhỏ và tròng mắt đỏ hơn bình thường. Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, chính nơi đây cũng là điểm để mọi người nhận thấy bạn mất ngủ thông qua sự lờ đờ, quầng thâm mí mắt. Các nhà nghiên cứu cũng đánh giá thiếu ngủ, bệnh mất ngủ ở phụ nữ làm cho họ trông mệt mỏi và kém hấp dẫn hơn.

Tác dụng của giấc ngủ đạt chất lượng đối với vẻ đẹp

Giấc ngủ của con người dài hơn nhiều so với các động vật có vú khác. Đa phần các động vật không tiết ra hormone tăng trưởng trong khi ngủ do động vật ăn cỏ tiếp tục tiêu hóa thức ăn trong suốt giấc ngủ, động vật ăn thịt cần nhiều thời gian để tiêu hóa và loài gặm nhấm phải thức nhiều lần để bổ sung lượng thức ăn, chúng không có được giấc ngủ sâu như con người.
Sự gia tăng hormone tăng trưởng liên quan đến giấc ngủ của con người có thể là một cơ chế để bảo vệ protein mô chống lại các tác động có thể gây hại, và cũng để thúc đẩy việc huy động dự trữ chất béo của cơ thể.

Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không có được giấc ngủ sâu?

tác dụng của giấc ngủ đối với làn da
Lão hóa da do mất ngủ

Thiếu ngủ – bệnh mất ngủ ở phụ nữ không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ mỡ trong cơ thể, chúng còn gây các bệnh mãn tính nguy hiểm. Giấc ngủ sâu, chất lượng giấc ngủ tốt làm mất tác dụng xấu của hormone cortisol. Hormon tăng trưởng giảm tự nhiên theo tuổi tác và cũng tăng mỡ bụng. Sự mệt mỏi cũng làm tăng hormone căng thẳng quá mức và tăng mỡ bụng. Người ta cũng phát hiện ra rằng thiếu ngủ giấc ngủ ảnh hưởng đến làn da gây ra sự phá vỡ chức năng hàng rào bảo vệ da và màng nhầy. Một nghiên cứu gần đây đã đưa ra kết quả những người mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ sau một thời gian trị liệu bằng máy thở áp lực dương (CPAP) để cải thiện giấc ngủ, làm người bệnh có được giấc ngủ sâu thì trong họ trẻ hơn, tươi tắn hơn.

Giấc ngủ sâu có thể giúp chúng ta kiểm soát hoạt động xã hội, cảm xúc tích cực sau khi thức, đây cũng có thể được coi là lợi ích giấc ngủ làm chúng ta đẹp hơn mỗi ngày. Tăng chất lượng giấc ngủ sẽ rạng rỡ về mặt tinh thần được ví như phép màu mang đến sự trẻ trung cho gương mặt.
Một số loại mỹ phẩm sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi ánh sáng mặt trời do đó các chuyên gia thường khuyên chúng ta nên phân chia mỹ phẩm phù hợp. Sử dụng mỹ phẩm phù hợp với da và sử dụng đúng chỉ định ngày hoặc đêm. Các chất chống oxy hóa như vitamin C và E dễ hoạt động trên da lâu hơn nếu sử dụng vào ban đêm. Tư thế ngủ cũng gây ra nhiều tranh cãi. Nhiều người cho rằng ngủ thẳng lưng, không nằm nghiêng qua trái hoặc quay sang phải giúp ngăn ngừa các nếp nhăn. Sử dụng các loại gối mềm cũng giúp ít cho da.

Độ ẩm da trên da

mỹ phẩm bổ sung collagen
Một số loại mỹ phẩm duy trì độ trẻ trung bằng cách cấp ẩm cho da

Tác dụng của giấc ngủ đối với làn da, giấc ngủ ban đêm làm nhiệm vụ khôi phục và đào thải những tế bào chết ra khỏi cơ thể, duy trì collagen trẻ hóa da. Trong khi ngủ, toàn bộ cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi hơn, độ ẩm này giúp làm mờ nếp nhăn. Như các bạn cũng biết, các chuyên gia về làm đẹp luôn khuyên chúng ta cung cấp đủ nước cho cơ thể. Một số loại mỹ phẩm duy trì độ trẻ trung bằng cách cấp ẩm cho da. Giấc ngủ là một chất dưỡng ẩm tự nhiên – mồ hôi trong khi ngủ là một phương pháp điều trị da tự nhiên, nên ngủ đủ giấc để có làn da đẹp.

Stress phá hủy da như thế nào?

bệnh mất ngủ ở phụ nữ stress gây hại cho da
Stress là nỗi ám ảnh của nhiều người tác nhân gây biến đổi màu da nghiêm trọng

Stress là nỗi ám ảnh của nhiều người hiện nay, nó gây ra bệnh mất ngủ ở phụ nữ đồng thời gây ra chứng rụng tóc, bệnh vảy nến và viêm da dị ứng, chúng cũng là tác nhân gây biến đổi màu da nghiêm trọng. Căng thẳng mãn tính có thể gây hại đến cấu trúc collagen, khuôn mặt tiều tụy, biến sắc. Chứng ngưng thở khi ngủ ảnh hưởng đến tim mạch và sức khỏe xương.

0/5 (0 Reviews)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *