Đột quỵ là căn bệnh gây tử vong đứng thứ năm tại Hoa Kỳ, làm cách nào để ngăn chặn nó là điều rất nhiều người quan tâm tìm hiểu, dấu hiệu đột quỵ, nguyên nhân đột quỵ, triệu chứng đột quỵ. Nghiên cứu cho thấy giấc ngủ là một yếu tố chính liên quan đến nguy cơ đột quỵ và chứng ngưng thở khi ngủ đặc biệt làm tăng nguy cơ tử vong do đột quỵ.
Mặc dù mối quan hệ giữa sức khỏe giấc ngủ và chứng đột quỵ không được hiểu một cách hoàn hảo nhưng việc cải thiện tình trạng giấc ngủ ngay từ bây giờ vô cùng có lợi, có thể hạn chế nguy cơ đột quỵ.
Nội Dung
Giấc ngủ là nguyên nhân đột quỵ hoặc ngăn ngừa đột quỵ?
Đột quỵ là tình trạng xuất hiện các cục máu đông di chuyển lên não và chặn mạch máu. Việc này gây nên tình trạng vỡ mạch máu trong não.
Những dấu hiệu đột quỵ, triệu chứng đột quỵ như sau:
- Đột ngột tê hoặc yếu sức ở một bên cơ thể
- Suy giảm nhận thức, mất khả năng nói
- Dấu hiệu đột quỵ, đau đầu dữ dội
- Gặp vấn đề về thị lực
- Chóng mặt và khó di chuyển
Bệnh đột quỵ diễn biến rất nhanh và rất khó kiểm soát khi bùng phát bệnh. Các nhà nghiên cứu nhận thấy sự nguy hiểm của nó và tìm nhiều cách ngăn ngừa đột quỵ trong vài thập kỷ qua. Để hiểu, phòng chống đột quỵ và ngăn ngừa đột quỵ, những nhà nghiên cứu đã đi tìm căn nguyên khởi phát nguyên nhân dẫn đến đột quỵ chẳng hạn như chủng tộc, tuổi tác, sự hiện diện của một số gen nhất định hoặc có cân nặng khi sinh thấp. Các yếu tố tăng nguy cơ đột quỵ khác thường hay gặp đó là tình trạng cholesterol cao, cao huyết áp, tiểu đường, nghiện rượu, hút thuốc, những đối tượng lười vận động, béo phì,…
Bệnh rối loạn giấc ngủ trong đó có chứng tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ liên quan mật thiết đến căn bênh này.
Những lý do nguyên nhân đột quỵ, dễ xảy ra như là:
- Khó thở khi ngủ
- Ngưng thở khi ng
- Mất ng
- Hội chứng chân không yên (RLS
- Hội chứng run giật cơ theo chu kỳ giấc ngủ (PLMS
- Ngủ quá nhiều
1. Ngưng thở khi ngủ có thể nguyên nhân đột quỵ
Mặc dù các nhà nghiên cứu chưa thể xác định rõ ràng nguyên mối quan hệ trực tiếp giữa ngưng thở khi ngủ và đột quỵ nhưng họ nói rằng các rối loạn giấc ngủ trong đó có ngưng thở khi ngủ là một yếu tố nguy cơ quan trọng và là nguyên nhân đột quỵ hàng đầu liên quan đến rối loạn giấc ngủ. Những đối tượng ngưng thở khi ngủ và mang các căn bệnh mãn tính như cao huyết áp, tiểu đường, người có thói quen hút nhiều thuốc lá có nguy cơ đột quỵ khi ngủ cao hơn.
Tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ làm tăng nguy cơ đột quỵ bằng một số cách sau:
- Tăng hoạt động hệ thống thần kinh giao cảm
- Gia tăng các triệu chứng viêm trong cơ thể
- Giảm độ nhạy insulin
- Giảm khả năng phân hủy chất béo
- Rối loạn chứng năng tim mạch và các chuyển hóa khác trong cơ thể.
Các bệnh nhân đột quỵ sẽ được làm thử nghiệm biểu đồ ngủ qua đêm hay còn gọi là đo đa ký giấc ngủ (polysomnography) hoặc một vài nghiên cứu giấc ngủ khác để kiểm tra tình trạng ngưng thở khi ngủ.
Về phương pháp điều trị hội chứng ngưng thở khi ngủ, bệnh nhân sẽ được cho sử dụng máy thở áp lực dương (CPAP), có hiệu quả điều trị tích cực tình trạng ngưng thở khi ngủ và phòng ngừa đột quỵ.
Ngoài ra chứng ngưng thở khi ngủ còn có liên quan mật thiết với bệnh tim mạch và các vấn đề về bệnh tim mạch lại có mối quan hệ chặt chẽ với đột quỵ. Bất cứ điều gì tác động tiêu cực đến hệ thống tim mạch đều có khả năng làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Một lưu ý nữa là ngưng thở khi ngủ làm tăng nguy cơ béo phì, rối loạn ăn uống và giảm hoạt động thể chất. Béo phì là nguyên nhân làm nặng thêm tình trạng ngưng thở khi ngủ, dễ gây bệnh tim mạch và đóng vai trò nguyên nhân gây đột quỵ đến sớm hơn. Đây được xem là bệnh theo vòng tròn khép kín, tác động lẫn nhau và rất khó điều trị.
Chứng mất ngủ: Giai đoạn của giấc ngủ và chứng mất ngủ về đêm – Cách đối phó với chứng khó ngủ
2. Các vấn đề về giấc ngủ và nguyên nhân đột quỵ khác
Ngưng thở khi ngủ không phải là vấn đề nguyên nhân dẫn đến đột quỵ duy nhất gây phát sinh tình trạng đột quỵ. Một số nghiên cứu cho thấy rối loạn giấc ngủ còn chứa đựng nhiều nguy cơ gây đột quỵ khác, đặc biệt ở người già và nam giới. Rối loạn giấc ngủ bao gồm nhiều chứng bệnh khác như mất ngủ, ngưng thở khi ngủ, ngủ quá nhiều, gián đoạn chu kỳ thức và ngủ, rối loạn chức năng vận động liên quan đến giấc ngủ,…
Thời gian ngủ cũng là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ. Để chứng minh điều này, nhiều nhà khoa học đã thực hiện các cuộc nghiên cứu đối với nhiều đối tượng, khác nhau về giới tính, tuổi tác, chủng tộc, tình trạng hút thuốc và chỉ số cơ thể (BMI). Kết quả thu được những người ngủ ít hơn 5 giờ hoặc ngủ nhiều hơn 9 giờ đều có nguy cơ gây đột quỵ.
Một nghiên cứu khác cho thấy những người ngủ nhiều hơn 10 giờ mỗi đêm có nhiều khả năng tử vong vì các vấn đề tim mạch bao gồm cả đột quỵ. Một số rối loạn chức năng vận động khác như Hội chứng run giật cơ theo chu kỳ giấc ngủ (PLMS), hội chứng chân không yên (RLS) cũng có khả năng liên quan đến tỷ lệ tử vong vì đột quỵ.
Làm thế nào để giảm nguy cơ đột quỵ?
Để phòng tránh đột quỵ và giảm cũng như ngăn ngừa đột quỵ khi ngủ nguy cơ đột quỵ khi ngủ, điều đầu tiên cần phải làm là cải thiện giấc ngủ. Mối liên quan giữa rối loạn giấc ngủ trong đó có ngưng thở khi ngủ ảnh hưởng lớn đến đột quỵ, những người có số giờ ngủ càng ít, nguy cơ đột quỵ càng cao.
Cải thiện giấc ngủ là phương pháp cần thiết để đảm bảo sức khỏe ngăn ngừa phòng chống đột quỵ tốt nhất. Duy trì thời gian ngủ từ 7 đến 8 giờ đồng hồ mỗi đêm và cố gắng để đạt được giấc ngủ sâu là điều cần thiết. Đối với những đối tượng đang gặp phải các vấn đề về giấc ngủ như khó ngủ, mất ngủ,…cần phải tham gia các cuộc kiểm tra y tế để xác định tình trạng bệnh, uống thuốc hoặc điều trị theo liệu trình khoa học.
1. Phòng chống đột quỵ bằng cách điều trị hội chứng ngưng thở khi ngủ
Người đang đối mặt với tình trạng ngưng thở khi ngủ có nguy cơ đột quỵ khi ngủ có thể sử dụng các biện pháp cải thiện giấc ngủ như sau:
- Giảm cân ở những người béo phì
- Tránh tư thế nằm ngửa
- Ngưng sử dụng thuốc lá
Một phương pháp điều trị khác được các bác sĩ khuyên dùng đó là sử dụng máy thở áp lực dương (CPAP). Máy thổi khí vào mũi và miệng suốt đêm, ngăn chặn các cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu, duy trì hơi thở tốt hơn.
Một vài nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng máy CPAP có thể làm giảm sự tái phát của đột quỵ ở những bệnh nhân đã từng bị đột quỵ trước đây, giảm nguy cơ tử vong. Loại máy này còn giúp điều chỉnh huyết áp ở những người huyết áp cao. Việc hạ huyết áp giúp người có sức khỏe ổn định, không lo đột quỵ xuất hiện.
2. Phòng tránh đột quỵ với một thời lượng ngủ thích hợp
Số lượng giờ ngủ thay đổi theo từng độ tuổi khác nhau. Tuổi càng nhỏ càng cần có nhiều thời gian để ngủ hơn. Đối với những người đang gặp vấn đề về giấc ngủ tốt nhất nên tìm gặp các bác sĩ có chuyên môn để làm các xét nghiệm liên quan đến nguyên nhân gây mất ngủ và đưa ra hướng điều trị thích hợp nhất, chống tái phát.
Thời lượng giấc ngủ thích hợp cho từng độ tuổi như sau:
Nhóm tuổi | Số giờ ngủ (Từ – Đến) |
Trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng | 14 – 17 giờ |
Trẻ sơ sinh trên 6 tháng | 12 – 15 giờ |
Trẻ mới biết đi | 11 – 14 giờ |
Trẻ mẫu giáo | 10 – 13 giờ |
Trẻ em ở độ tuổi đi học | 9 – 11 giờ |
Thanh thiếu niên | 8 – 10 giờ |
Người lớn | 7 – 9 giờ |
Người cao tuổi | 7 – 8 giờ |
Ngủ quá ít hoặc quá nhiều liên quan đến việc tăng tỷ lệ đột quỵ, là nguyên nhân đột quỵ hàng đầu. Có nhiều lý do để chúng ta mắc phải các vấn đề về giấc ngủ. Nếu cơ thể đang chịu ảnh hưởng của các bệnh lý tiềm ẩn gây rối loạn giấc ngủ, việc điều trị là hết sức cần thiết để ngăn chặn tình trạng đột quỵ. Ngoài ra, mất ngủ có thể xảy ra do một số nguyên nhân như:
- Phòng ngủ quá ồn ào: tìm cách giảm tiếng ồn bằng việc lắp đặt hệ thống cách âm hoặc dùng nút tai
- Dùng nhiều bia rượu: bia rượu có thể gây buồn ngủ nhất thời nhưng chúng rút ngắn thời gian ngủ, đó là lý do vì sao người uống nhiều bia rượu thường thức rất sớm và cơ thể luôn mệt mỏi
- Sử dụng cafein: các loại nước uống như cà phê, trà, nước tăng lực,… được khuyến cáo không nên sử dụng trước giờ đi ngủ ít nhất là 5 giờ đồng hồ.
- Đi ngủ và thức giấc vào cũng một thời điểm là thói quen lành mạnh cần phải được duy trì
- Ngăn chặn ánh sáng từ phía bên ngoài, sử dụng chiếc nệm ngủ êm ái và không sử dụng các thiết bị điện tử khi đã lên giường
>>>Đọc ngay: Ngủ đủ giấc: 10 tác dụng tuyệt vời khi ngủ đủ giấc ai cũng phải biết
3. Ngăn chặn và điều trị rối loạn vận động theo chu kỳ khi ngủ
Hội chứng trên có thể góp phần làm tăng nguy cơ nguyên nhân đột quỵ. Rối loạn vận động thường đan xen với các vấn đề khác như hội chứng chân không yên, chứng ngủ rũ, chứng ngưng thở khi ngủ. Những cách ngăn ngừa phòng chống đột quỵ và điều trị rối loạn vận động như sau:
- Kiểm tra các rối loạn giấc ngủ khác để kết hợp điều trị
- Những rối loạn vận động như cử động chân tay khi ngủ có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc, cần kê khai đầy đủ và chính xác thông tin các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ điều trị
- Kiểm tra và điều trị các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khác như thiếu máu và tiểu đường.
- Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe
Kết luận:
Vấn đề mất ngủ là một trong nhiều yếu tố nguyên nhân gây đột quỵ, bên cạnh các yếu tố khác như béo phì, tiểu đường, hút thuốc lá, cholesterol cao, cao huyết áp, người nghiện rượu, lười vận động, những người có chế độ ăn nhiều muối,… Có rất nhiều nguyên nhân gây đột quỵ và để ngăn ngừa tình trạng này, chúng ta cần phải cải thiện giấc ngủ ngay từ bây giờ.
Chứng ngưng thở khi ngủ được các nhà khoa học nghiên cứu nhiều nhất và đưa ra nhiều kết luận về mối quan hệ mật thiết giữa chứng ngưng thở khi ngủ và đột quỵ. Bên cạnh đó vấn đề tim mạch cũng là lưu ý quan trọng trong việc phòng chống đột quỵ.
Mặc dù các nhà nghiên cứu không thể đảm bảo rằng cải thiện giấc ngủ là cách ngăn ngừa đột quỵ nhưng đó là cách tăng cường và duy trì sự khỏe mạnh của cơ thể về lâu về dài.
Bên cạnh chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, giấc ngủ có chất lượng cao được xem là liều thuốc quý giá phòng chống đột quỵ ở bất kỳ giới tính, độ tuổi, hay quốc gia nào đi chăng nữa.
Trên đây là những chia sẻ của Nệm Thuần Việt về một giấc ngủ lành mạnh sẽ phòng tránh đột quỵ như thế nào?. Hi vọng, với những chia sẻ này, sẽ giúp bạn và người thân hiểu được nguyên nhân dột quỵ, dấu hiệu đột quỵ , triệu chứng đột quỵ từ đó có cách cách ngăn ngừa đột quỵ đột quỵ khi ngủ.