voucher

5 cách làm bánh tráng trộn ngon, tan chảy hơn ngoài hàng nhưng cực đơn giản

Bạn đã bao giờ thèm món bánh tráng trộn nổi tiếng mà lại không biết làm thế nào để có thể tự tay chuẩn bị tại nhà không? Hôm nay, Nệm Thuần Việt sẽ hướng dẫn bạn cách làm bánh tráng trộn ngon như ngoài hàng mà cực kỳ đơn giản, chỉ với vài bước đơn giản. Bánh tráng trộn với hương vị đậm đà và nguyên liệu phong phú sẽ là món ăn vặt lý tưởng cho cả nhà vào những buổi chiều rảnh rỗi. Hãy cùng khám phá bí quyết làm bánh tráng trộn ngay tại nhà của bạn nhé!

cách làm bánh tráng trộn

1. 5 cách làm bánh tráng trộn đơn giản tại nhà

Cách làm bánh tráng trộn muối

Nguyên liệu làm bánh tráng trộn dành cho 3-4 người:

  • Bánh tráng: 1 xấp
  • Trứng cút: 5 quả
  • Tắc: 2 trái
  • Xoài xanh: 1/2 quả
  • Khô bò đen: 20g
  • Khô bò hoặc khô mực xé sợi: 20g
  • Hành lá, hành tím: 25g mỗi loại
  • Rau răm: 25g
  • Đậu phộng rang: 25g
  • Dầu ăn: 1/4 chén
  • Sa tế: 1/2 muỗng canh
  • Ruốc khô: 1/2 muỗng canh
  • Muối tôm Tây Ninh: 1/2 muỗng canh
  • Nước khô bò đen: 1 muỗng canh
  • Nước tương, hành phi

Nguyên liệu làm bánh tráng trộn

Dụng cụ để trộn sản phẩm

  • Kéo, tô, dao bào, găng tay nilong

dụng cụ làm bánh tráng trộn

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

  • Dùng kéo cắt bánh tráng thành những sợi vừa ăn.
  • Gọt vỏ xoài xanh rồi bào thành sợi nhỏ.
  • Đun nóng dầu ăn trong chảo, xào sơ hành lá đã cắt nhỏ trong vài giây rồi tắt bếp.
  • Luộc trứng cút chín, sau đó bóc vỏ.

Chuẩn bị nguyên liệu

Bước 2: Trộn nguyên liệu

  • Đặt bánh tráng đã cắt vào trong tô lớn.
  • Thêm vào rau răm cắt nhỏ, xoài bào sợi, ruốc khô, sa tế, khô bò, khô bò đen, khô mực, muối tôm, đậu phộng.
  • Thêm nước cốt tắc, nước khô bò đen, mỡ hành và một ít nước tương.
  • Trộn đều hỗn hợp để các nguyên liệu quyện vào nhau.

Trộn bánh tráng

Bước 3: Thành phẩm

  • Sau khi trộn đều, xếp món ăn ra đĩa, thêm trứng cút luộc và đậu phộng rang lên trên.
  • Món ăn cực phẩm tại nhà này giờ đây đã sẵn sàng để thưởng thức. Với hương vị không kém cạnh những hàng quán ngoài thị trường, là sự kết hợp hài hòa và hấp dẫn của các nguyên liệu đặc trưng.

Thành phẩm làm bánh tráng trộn

Cách làm bánh tráng trộn mỡ hành

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Bánh tráng Tây Ninh: 100g
  • Dầu ăn: 70ml
  • Hành lá
  • Hành phi
  • Muối tôm
  • Dụng cụ phục vụ: bát, chảo, dao, thớt

Nguyên liệu bánh tráng trộn mỡ hành

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Bánh tráng cắt thành sợi vừa ăn.
  • Hành lá rửa sạch, để ráo nước, sau đó cắt nhỏ và cho vào một bát sạch.

Sơ chế bánh tráng trộn mỡ hành

Bước 2: Làm mỡ hành

  • Đun nóng dầu ăn trong chảo, đến khi dầu sôi thì từ từ đổ dầu nóng lên hành lá đã chuẩn bị sẵn trong bát. Sự tiếp xúc giữa dầu nóng và hành lá sẽ tạo ra mỡ hành thơm ngon, là linh hồn của món ăn.

cách làm mỡ hành

Bước 3: Trộn sản phẩm

  • Cho bánh tráng đã cắt sợi vào một âu lớn.
  • Thêm vào âu một lượng vừa phải muối tôm, hành phi và mỡ hành.
  • Dùng tay trộn đều cho đến khi các nguyên liệu quện vào nhau và bánh tráng thấm đều gia vị.

Trộn bánh tráng

Bước 4: Hoàn thành

  • Sau khi bánh tráng đã thấm đều gia vị, cho ra đĩa và có thể trang trí thêm một ít hành phi lên trên để tăng thêm độ hấp dẫn.
  • Món bánh tráng trộn mỡ hành giờ đây đã sẵn sàng để bạn thưởng thức cùng bạn bè và người thân.

bánh tráng trộn mỡ hành

Cách trộn bánh tráng với sa tế

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Bánh tráng Tây Ninh
  • Xoài xanh
  • Bò khô
  • Trứng cút
  • Đậu phộng rang
  • Rau răm
  • Sa tế: 3 thìa
  • Gia vị: dấm, đường, xì dầu

Cách làm bánh tráng trộn sa tế

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Bánh tráng Tây Ninh cắt thành sợi.
  • Đậu phộng rang vàng, đập dập.
  • Trứng cút luộc chín, sau đó cắt đôi.
  • Xoài xanh gọt vỏ, bào thành sợi.
  • Rau răm rửa sạch, để ráo.

Sơ chế nguyên liệu

Bước 2: Làm nước sốt

  • Pha nước sốt với công thức: 1 thìa dấm, 1 thìa đường, và 1 thìa xì dầu. Khuấy đều cho tan các nguyên liệu.

Làm nước sốt bánh tráng trộn sa tế

Bước 3: Trộn sản phẩm

  • Cho bánh tráng đã cắt sợi vào một âu lớn.
  • Thêm 3 thìa sa tế và nước sốt đã pha vào âu.
  • Trộn đều để nguyên liệu và thành phần ngấm đều gia vị.
  • Sau đó, thêm bò khô, xoài bào sợi, hành phi và rau răm vào âu bánh tráng. Tiếp tục trộn đều.

bánh tráng trộn sa tế

 

Bước 4: Hoàn thành

  • Cho hỗn hợp sản phẩm ra đĩa.
  • Rắc thêm đậu phộng rang lên trên để tăng thêm độ giòn và hương vị thơm ngon.
  • Món này giờ đây đã sẵn sàng để thưởng thức.

thành phẩm bánh tráng trộn sa tế ngon

Cách trộn bánh tráng với sốt me

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Bánh tráng Tây Ninh
  • Nước cốt me
  • Bò khô
  • Xoài xanh
  • Đậu phộng
  • Hành phi
  • Gia vị: xì dầu, dấm, đường
  • Lạc rang
  • Ớt và sa tế (tùy chọn)

Nguyên liệu làm bánh tráng trộn sốt me

Bước 1: Làm sốt me

  • Cho nước cốt me, xì dầu, dấm, và đường vào một xoong nhỏ.
  • Đặt xoong lên bếp, để lửa nhỏ và khuấy đều.
  • Khi nước sốt bắt đầu sệt lại, thêm ít lạc rang đập dập, ớt và sa tế vào để tăng thêm hương vị. Đun đến khi hỗn hợp đặc quánh rồi tắt bếp.

Làm sốt me bánh tráng trộn

Bước 2: Sơ chế nguyên liệu

  • Cắt bánh tráng Tây Ninh thành sợi nhỏ.
  • Trứng cút luộc chín, tách vỏ và cắt đôi.
  • Xoài xanh gọt vỏ và thái thành sợi mỏng.
  • Rau răm rửa sạch và thái nhỏ.

cắt bánh tráng trộn

Bước 3: Trộn bánh tráng

  • Cho bánh tráng, bò khô, xoài, trứng cút, rau răm vào một âu lớn.
  • Đổ nước sốt me đã chuẩn bị vào âu và trộn đều, đảm bảo mọi nguyên liệu đều ngấm đủ gia vị.

trộn bánh tráng sốt me

Bước 4: Hoàn thành

  • Sau khi trộn đều, cho hỗn hợp bánh tráng trộn ra đĩa.
  • Rắc thêm đậu phộng rang và hành phi lên trên để tạo thêm độ giòn và hương vị thơm ngon.
  • Món bánh tráng trộn me sẵn sàng để thưởng thức.

bánh tráng cuộn sốt me

Cách làm bánh tráng trộn sốt tỏi ớt

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Bánh tráng Tây Ninh
  • Sa tế
  • Tỏi ớt
  • Xoài xanh
  • Khô bò
  • Chanh
  • Rau răm
  • Gia vị đi kèm: xì dầu, dấm, đường
  • Đậu phộng rang

Nguyên liệu làm bánh tráng trộn sốt tỏi ớt

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Cắt bánh tráng Tây Ninh thành sợi.
  • Luộc trứng cút, sau khi chín, tách vỏ và cắt đôi.
  • Xoài xanh gọt vỏ và bào thành sợi.
  • Vắt chanh để lấy nước cốt.
  • Băm nhuyễn tỏi và ớt.
  • Rau răm rửa sạch và cắt nhỏ.

cắt bánh tráng trộn

Bước 2: Làm nước sốt sa tế tỏi ớt

  • Trong một bát, pha xì dầu, dấm, và đường theo tỉ lệ vừa ăn, khuấy cho tan đều.
  • Thêm tỏi ớt băm nhuyễn, nước cốt chanh và sa tế vào hỗn hợp, trộn đều để tạo nước sốt.

Làm nước sốt sa tế tỏi ớt

Bước 3: Trộn bánh tráng

  • Cho bánh tráng, trứng cút, khô bò, xoài bào sợi, rau răm và hành phi vào một âu lớn.
  • Đổ nước sốt đã chuẩn bị vào âu và trộn đều tay để các nguyên liệu ngấm đều gia vị.

Trộn bánh tráng sốt tỏi ớt

Bước 4: Hoàn thành

  • Sau khi hỗn hợp đã thấm đều, cho ra đĩa.
  • Rắc thêm một ít đậu phộng rang lên trên để tăng thêm độ giòn và hương vị thơm ngon của món ăn.
  • Món bánh tráng sa tế tỏi ớt giờ đây đã sẵn sàng để thưởng thức.

Làm nước sốt sa tế tỏi ớt

2. Những địa chỉ bán bánh tráng trộn ngon

Ở Tây Ninh:

  • Bánh tráng Út Yến: Địa chỉ tại Khu phố 3/66, Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh, nổi tiếng với bánh tráng trộn chất lượng cao.
  • Chợ và các cửa hàng tạp hóa tại tỉnh Tây Ninh: Các điểm bán trong chợ luôn sẵn sàng phục vụ bạn với nguyên liệu tươi mới và đa dạng.
  • Bánh của cô Út Muội: Nằm tại 108 Nguyễn Trãi, Phường 3, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh, là điểm đến lý tưởng để thưởng thức món bánh tráng đặc sản.

Chợ bánh tráng trộn ở Tây Ninh

Ở Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh):

  • Bánh tráng Cô Thảo: Tọa lạc tại 90 Nguyễn Thượng Hiền, Phường 5, Quận 3, nổi tiếng với bánh tráng trộn được làm từ nguyên liệu tươi ngon, chuẩn vị.
  • Bánh tráng Chú Viên: Địa chỉ 38 Nguyễn Thượng Hiền, Phường 5, Quận 3, là điểm đến không thể bỏ qua cho những ai mê món này.
  • Bánh tráng Vạn Kiếp: Nằm ở 104 Vạn Kiếp, Phường 3, quận Bình Thạnh, cung cấp một không gian thoải mái để thưởng thức món ăn siêu ngon này.

bánh tráng trộn quận 3 sài gòn

Ở Hà Nội:

  • Bánh tráng trộn Lan Anh: Tại 393 Đê La Thành, quận Ba Đình, món bánh tráng trộn ở đây luôn đảm bảo vị ngon và chất lượng.
  • Bánh tráng trộn cô Toàn: Địa chỉ A17 Tạ Quang Bửu, quận Hai Bà Trưng, nổi tiếng với bánh tráng trộn ngon miệng và sự phục vụ nhiệt tình.
  • Bánh tráng trộn Linh Chi: Nằm ở 66 Mễ Trì Thượng, quận Nam Từ Liêm, là điểm hẹn lý tưởng cho những buổi gặp gỡ bạn bè.

bánh tráng trộn Hà Nội

3. Một số câu hỏi về bánh tráng trộn

Bánh tráng trộn bao nhiêu calo? Ăn có mập không?

Trong 100g bánh tráng trộn cung cấp khoảng 334 Kcal, bao gồm 16g chất béo và 5g protein. Tùy vào lượng thành phần và nguyên liệu bạn ăn, món ăn này có thể ảnh hưởng đến cân nặng của bạn. Mặc dù món ăn này là cực ngon và hấp dẫn. Nhưng nếu ăn với lượng lớn hoặc ăn vào buổi tối có thể làm tăng nguy cơ tăng cân.

Bánh tráng trộn bao nhiêu calo

Bảo quản bánh tráng trộn qua đêm như thế nào?

  • Nếu bạn chưa trộn, bạn nên bảo quản các nguyên liệu khô như bánh tráng, khô mực, khô bò, ruốc, hành phi trong các túi nilon riêng biệt. Xoài và rau răm cũng nên để riêng trong túi nilon và để trứng cút đã luộc vào tủ lạnh. Điều quan trọng là không để các nguyên liệu tiếp xúc với nước, vì điều này có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu.
  • Đối với bánh tráng trộn đã trộn nhưng chưa ăn hết, bạn có thể cho vào hộp đậy kín hoặc bịch nilon và buộc chặt. Tuy nhiên, chỉ nên bảo quản sản phẩm trong thời gian ngắn từ 2-4 tiếng để đảm bảo hương vị và độ tươi ngon của món ăn.

Bảo quản bánh tráng trộn qua đêm

Bánh tráng trộn qua đêm có ăn được không?

Món ăn này khi đã trộn với nước sốt và các gia vị sẽ bắt đầu bị mềm và nhũn sau khoảng một tiếng. Nếu để qua đêm, chất lượng của bánh tráng sẽ giảm sút đáng kể, không còn giòn và ngon như lúc ban đầu.

Hơn nữa, để đồ ăn qua đêm còn có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển do sự phối hợp của nhiều nguyên liệu khác nhau, dẫn đến nguy cơ cao gây ra các vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, nhiễm khuẩn hay ngộ độc thực phẩm. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, bạn không nên để món ăn qua đêm mà chỉ nên trộn và ăn ngay.

Bánh tráng trộn qua đêm có ăn được

Bà bầu có thể ăn bánh tráng trộn không?

Bà bầu có thể ăn nha, nhưng cần lưu ý một số điểm. Trong bánh tráng trộn thường có rau răm, một loại rau có mùi thơm đặc trưng nhưng không phù hợp với bà bầu do có thể ảnh hưởng không tốt đến thai kỳ. Để an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé, bà bầu nên tránh ăn rau răm. Ngoài ra, cần đảm bảo các nguyên liệu khác trong món ăn là sạch và được chế biến trong điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bà bầu có thể ăn bánh tráng trộn không

Lời kết

Với những bước làm đơn giản mà Nệm Thuần Việt đã chia sẻ ở trên. Bạn hoàn toàn có thể tự tay làm nên món bánh tráng trộn ngon lành, không thua kém gì ngoài hàng.

Xem thêm:

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *