voucher

Tết trung thu ngày mấy 2024? Phong tục ngày Tết trung thu

Ngày Tết trung thu là một ngày lễ truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam. Là ngày mà những ánh đèn lung linh khắp phố phường. Mỗi lần Tết trung thu đến ai ai cũng náo nức. Đặc biệt là các em nhỏ. Bạn có thắc mắc 2024 Tết trung thu ngày mấy chưa? Đây là câu hỏi đang thể hiện sự háo hức và chờ đợi của bạn về ý nghĩa cũng như thời gian diễn ra. Để bạn có thể tận hưởng dịp lễ đầy thú vị này cùng gia đình. Hãy cùng dạo bước vào hành trình khám phá bí ẩn về thời điểm diễn ra Tết Trung thu. Để cảm nhận trọn vẹn nét đẹp văn hóa độc đáo của dân tộc ta.

trung thu ngày mấy

1. Tết Trung thu ngày mấy? Năm 2024 Tết trung thu diễn ra ngày nào?

Đây là một dịp lễ đặc biệt và quan trọng với Việt Nam. Và điều đặc biệt ở đây Tết Trung Thu được tính theo lịch Âm ngày rằm tháng 8 hằng năm. Hình tượng mặt trăng tròn to sáng nhất năm đó đó chính là biểu tượng cho mùa Lễ Trung Thu.

  • Ngày Tết trung thu âm lịch sẽ cố định là: 15 tháng 8 hàng năm.
  • Ngày Tết trung thu dương lịch năm 2024 sẽ sớm hơn 2023 hơn 15 ngày. Và ngày tết trung thu 2024 dương lịch là: 13/09/2024

2. Tìm hiểu ý nghĩa các tên gọi Tết Trung Thu.

Tết Trung thu, hay còn được gọi là Tết Đoàn viên, Tết Thiếu nhi, Tết Trông trăng, Tết Hoa đăng. Mỗi tên gọi mang một ý nghĩa riêng, góp phần tạo nên bức tranh văn hóa đa sắc màu về ngày lễ đặc biệt này.

Tết Đoàn viên: Tên gọi này nhấn mạnh vào giá trị cốt lõi của Tết Trung thu. Mong muốn sự sum họp và quây quần bên gia đình. Đây là thời điểm để mọi người cùng nhau chia sẻ và bày tỏ tình cảm yêu thương dành cho nhau.

Tết Trung Thu

Tết Thiếu nhi: Vào ngày này sự xuất hiện của những chiếc lồng đèn khắp đường. Không còn là điều gì xa lạ đối với các em nhỏ kể cả những người lớn. Đây là khoảng thời gian để các em nhỏ được vui chơi thỏa thích, hồn nhiên và cảm nhận niềm vui của tuổi thơ.

Tết Trông trăng: Tên gọi này bắt nguồn từ phong tục truyền thống ngắm trăng vào đêm rằm tháng Tám. Ánh trăng sáng tượng trưng cho sự sum vầy, viên mãn và những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Tết Hoa đăng: gắn liền với hình ảnh những chiếc đèn lồng lung linh sắc màu được mang khắp các con phố. Đèn lồng tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc và hy vọng về một tương lai tươi sáng.

tết hoa đăng

Ngoài ra, Tết Trung thu còn có nhiều tên gọi khác như Tết Cố Nguyệt, Tết Trăng Rằm, Tết Xanh, Tết Bánh Trung thu. Mỗi tên gọi đều mang những nét đẹp văn hóa riêng, góp phần làm phong phú thêm cho kho tàng văn hóa dân tộc Việt Nam.

3. Tìm hiểu nguồn gốc và sự tích Tết trung thu.

3.1. Câu chuyện sự tích về Hằng Nga và chú Cuội.

Vào thời  vua Hùng thứ 18 có hai người con trai tài giỏi là Hùng Liễu và Hùng Lân. Để chọn người kế vị cho mình, vua đã tổ chức cuộc thi bắn cung. Và hai hoàng tử đều tham gia và thể hiện tài năng phi thường. Tuy nhiên, trong lúc thi tài, Hùng Liễu vô tình bắn trúng chim quý của cha. Quá tức giận, vua Hùng trừng phạt Hùng Liễu bằng cách bắt chàng lên núi Nóc tìm thuốc trường sinh.

Hùng Liễu lang thang trên núi có duyên gặp được tiên nữ Hằng Nga và đem lòng yêu thương. Cùng nhau, họ sống hạnh phúc trên cung trăng, tận hưởng cảnh đẹp và sự thanh bình. Tuy nhiên, Hùng Liễu luôn nhớ về gia đình và mong muốn được đoàn tụ.

Vào một đêm rằm tháng Tám, Hằng Nga cho chú Cuội, người đã đánh cắp thuốc trường sinh. Sau đó xuống trần gian để mang cho Hùng Liễu chiếc bánh Trung thu như lời nhắn nhủ về tình yêu và mong ước được đoàn tụ.

sự tích về Hằng Nga và chú Cuội

3.2. Sự tích về chiếc bánh Trung thu.

Vào một ngày, Ngọc Hoàng tổ chức cuộc thi “Làm bánh ngày rằm”. Và hứa trọng thưởng cho ai làm được chiếc bánh ngon, đẹp và đặc sắc nhất. Hằng Nga, sinh sống trên cung trăng. Quyết định xuống trần gian tham gia và tình cờ gặp được Cuội – một anh chàng chuyên gia nói dóc tại làng.

Cuội dạy Hằng Nga cách làm bánh rất độc đáo: đơn giản với các nguyên liệu thông thường. Kết quả là những chiếc bánh thơm ngon. Khiến các em nhỏ khen ngợi không ngớt.

Hằng Nga rất hạnh phúc với những chiếc bánh của mình. Và mang đi dự thi. Tuy nhiên, Cuội không muốn xa Hằng Nga nên nắm lấy tay nàng và sức mạnh kỳ lạ đã kéo cả hai lên cây đa đầu làng, trở về cung trăng. Tại đây, Cuội ngồi trên cây đa nhìn xuống những đứa trẻ vui đùa. Và trong những lúc nhớ nhà, nhớ Hằng Nga, anh chỉ biết ngồi khóc buồn.

Những chiếc bánh của Hằng Nga đã giành giải nhất và được đặt tên là “Bánh Trung thu”. Hằng Nga ước rằng mỗi năm vào ngày Rằm tháng Tám. Cô và Cuội có thể xuống trần gian chơi cùng các em nhỏ. Ngọc Hoàng đã quyết định đặt tên cho ngày Rằm tháng Tám là “Tết Trung thu”. Trở thành dịp lễ vui chơi của các em nhỏ, nhớ về câu chuyện thú vị về Hằng Nga và Cuội trên cây đa đầu làng.

Sự tích bánh Trung thu

3.3. Sự tích chị Hằng Nga

Một ngày, mười người con trai của Ngọc Hoàng biến thành mười mặt trời, làm cho thế giới khô cằn và nóng bức. Ngọc Hoàng thất bại trong việc kiềm chế các con trai mình, nên ông triệu Hậu Nghệ trở về và giúp đỡ. Với tài bắn cung tài ba, Hậu Nghệ bắn hạ chín mặt trời, chỉ để lại một con trai làm mặt trời.

Để thể hiện lòng biết ơn. Ngọc Hoàng ban cho Hậu Nghệ một viên thuốc trường sinh bất tử. Nhưng chỉ cho phép uống sau một năm. Hậu Nghệ mang thuốc về và nhờ Hằng Nga giữ cho an toàn. Vì sự tò mò mà Hằng Nga đã nuốt viên thuốc trong lúc Hậu Nghệ vắng nhà.

Khi Hậu Nghệ trở về, mọi thứ đã không kịp, Hằng Nga đã bay lên mặt trăng và không thể trở về. Vì sự cách biệt mà nhớ nhưng nên, Hậu Nghệ đã xây dựng lâu đài trên mặt trời và đặt tên là “Dương”. Còn Hằng Nga cũng xây dựng lâu đài tương tự và đặt tên là “Âm”.

Mỗi năm vào ngày Rằm tháng 8, Hằng Nga và Hậu Nghệ được đoàn tụ. Mang lại niềm hạnh phúc cho họ và là cơ hội cho mọi người kính mến vợ chồng. Và nhớ lại câu chuyện thần thoại đầy cảm hứng này.

Sự tích chị Hằng Nga

3. Ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu.

Trước đây thì Tết trung thu được xem là dịp lễ của người lớn, khi mọi người sum họp. Thưởng thức khung cảnh trăng sáng, cùng nhau thưởng thức bánh Trung thu và uống trà, ngắm nhìn trăng rằm giữa mùa thu. Đây là khoảnh khắc lý tưởng để quan sát thiên nhiên, dự báo mùa màng và tình hình quốc gia.

Tuy nhiên, về sau Tết Trung Thu trở thành ngày lễ dành riêng cho trẻ em với những nghi lễ thường thấy. Như thắp đèn lồng đi quanh phố, phá cỗ, được các em nhỏ yêu thích. Theo phong tục truyền thống, cha mẹ chuẩn bị bàn cỗ (nấu ăn) đặc biệt cho con cái để mừng Tết Trung Thu, và mua sắm. Làm đèn lồng treo nến trong nhà để các em có thể rước đèn. Đây là dịp để các con hiểu rõ hơn sự quan tâm và yêu thương sâu sắc từ phía cha mẹ.

Bên cạnh đó ngày này cũng là thời điểm mà con cháu thể hiện lòng biết ơn đối với ông bà, cha mẹ. Và mong muốn mọi người dành thời gian để quan tâm lẫn nhau. Mọi người mua sắm bánh Trung Thu, trà và rượu để cúng tổ tiên, tặng ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè và gia đình khác. Điều này làm tăng thêm tình cảm sự gắn kết gia đình và láng giềng.

3.1. Tết Trung Thu ngày nay.

Ngày nay, khi cuộc sống hiện đại kéo mọi người xa cách. Khi con cái phải đi làm và sống xa nhà và sự xuất hiện của các thiết bị thông minh hiện đại. Tết Trung Thu trở thành một điểm dừng chân quan trọng. Đây không chỉ là dịp để mọi người trong gia đình tái ngộ. Mà còn là thời khắc để cả nhà cùng chia sẻ, sum họp và thể hiện sự quan tâm đến nhau.

Bỏ qua nhịp sống hối hả của cuộc sống đô thị, đêm Trung Thu là lúc mọi người tạm gác lại công việc, những lo toan hàng ngày để cùng nhau tận hưởng không gian ấm áp và bình yên. Gia đình hội tụ, kể chuyện về những kỷ niệm xưa, chia sẻ những niềm vui nhỏ trong cuộc sống, và đôi khi cũng là lúc để trẻ thơ được thưởng thức những trò chơi dân gian truyền thống như đua đèn, kéo sắt, hay múa lân múa rồng. Đây là khoảng thời gian quý giá để mỗi thành viên trong gia đình cảm nhận và trân trọng hơn nữa tình thân thương mến. Xác lập và tăng cường mối quan hệ thân thiết giữa các thế hệ.

trung thu xưa và nay

3.2.Gia đình quây quần và sum họp bên nhau.

Đêm Trung thu là khoảng thời gian đặc biệt trong năm, khi mà mọi gia đình đều hướng về một ngôi nhà, cùng nhau tạo dựng một không gian ấm cúng để quây quần bên nhau. Phong tục truyền thống của người Việt gắn liền với việc làm cỗ cúng gia tiên.

Đêm đến thì mọi người cùng nhau ngồi quanh bàn, thưởng thức nước chè (trà) xanh thơm ngon, nhâm nhi miếng bánh Trung Thu và thả hồn vào việc ngắm nhìn những tinh tú trên bầu trời. Trẻ em háo hức nhận những món quà bánh kẹo và đèn lồng từ người lớn. Họ không chỉ đơn thuần là người nhận. Mà còn là những người góp phần tạo nên sự sôi động cho ngày lễ.

Gia đình sum họp

3.3. Hoạt động múa lân trong ngày Tết trung thu.

Múa lân trong ngày Tết Trung thu biểu thị sự may mắn và phú quý. Được biểu diễn bởi cặp lân trên đường phố và trong nhà, nó tượng trưng cho sự hài hòa và sự phối hợp tuyệt vời giữa các diễn viên.

Múa lân cũng là cách để cộng đồng gắn kết với nhau. Nó mang đến niềm vui tươi trong mùa Trung thu và tạo ra một không khí náo nhiệt,, đầy sắc màu giữa mọi người. Tạo nên sự thích thú cho các em nhỏ.

Biểu tượng múa lân không chỉ đơn thuần là một nét văn hóa truyền thống, mà còn thể hiện sự tôn trọng và lòng biết ơn đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ, thầy cô và những người thân yêu khác trong cộng đồng.

múa lân trong ngày Tết trung thu

3.4. Thời điểm kết nối mọi người.

Tết Trung thu có ý nghĩa rất lớn trong việc kết nối mọi người trong cộng đồng với nhau. Đây là dịp lễ hội truyền thống của người Việt Nam, nơi mà mọi người trong gia đình đều được sum họp lại. Và sẽ cùng nhau tham gia vào các hoạt động như làm cỗ cúng, thắp đèn lồng, ăn bánh trung thu và ngắm trăng.

Đây là dịp để tăng cường tình cảm gia đình và kết nối hàng xóm. Những buổi tụ họp dưới ánh trăng cùng với hình ảnh rước đèn của các bé thường diễn ra tại các khu phố, làng quê. Đây là cơ hội để mọi người chia sẻ niềm vui, những câu chuyện, kỷ niệm và cùng nhau thưởng thức không khí lễ hội.

Ngoài ra, Tết Trung thu còn giúp bảo tồn và phát triển nét đẹp văn hóa, tôn giáo của người Việt Nam. Việc tham gia vào các hoạt động chung trong ngày này cũng thúc đẩy tinh thần đoàn kết, sự đoàn tụ và lòng biết ơn giữa các thành viên trong cộng đồng.

tết trung thu

4. Những phong tục độc đáo phổ biến trong ngày Tết trung thu.

Rước đèn là một trong những phong tục truyền thống không thể thiếu trong dịp Tết Trung thu. Đặc biệt là đối với trẻ em. Phong tục này mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam và thể hiện niềm vui hân hoan của các em nhỏ khi được đón một năm mới sum vầy bên gia đình.

4.1. Tổ chức làm đèn lồng

Trước đêm rằm tháng Tám, trẻ em cùng cha mẹ hoặc người thân tự tay làm những chiếc đèn lồng xinh xắn với nhiều hình dạng khác nhau như: đèn ông sao, đèn cá chép, đèn lồng hình thỏ, v.v. Chất liệu làm đèn có thể là tre, giấy màu, giấy bóng kính, hoặc những vật dụng tái chế.

Đặc biệt các em nhỏ sẽ thường được nhà trường, nhà thiếu nhi,..Tổ chức các cuộc thi làm lồng đèn. Nhằm gợi nhắc, tri ân về ngày lễ văn hóa này, khuyến khích sự sáng tạo. Và tại một môi trường vui vẻ hạnh phúc cho ngày lễ gọi là Tết Thiếu Nhi

làm đèn lồng

4.2. Rước đèn

Vào đêm rằm tháng Tám, sau khi ăn tối, các em nhỏ sẽ được cha mẹ mua hoặc tự tay làm đèn lồng. Và dẫn đi rước đèn khắp các con đường, ngõ xóm. Bên cạnh đó còn thấy được nhiều con sông sẽ có những ánh đèn lấp lánh. Từ những chiếc đèn xếp giấy được thả khắp con sông.

Tiếng trống, tiếng nhạc sôi động hòa cùng tiếng cười nói rộn rã của trẻ em tạo nên bầu không khí náo nhiệt và vui tươi trong đêm Trung thu.

Rước đèn

4.3. Múa lân

Hình ảnh con lân xuất hiện được xem như biểu tượng của điềm lành và may mắn. Mang đến lời chúc phúc cho gia đình. Tại các con đường, ngõ xóm, những chú lân do các thanh niên hóa trang sẽ múa lân để chào đón Tết Trung thu. Trẻ em sẽ thích thú chạy theo những chú lân để được “lì xì” và cầu may mắn.

4.4. Hát bài hát Trung thu

Vừa đi rước đèn, các em nhỏ vừa hát vang những bài hát Trung thu quen thuộc như “Rước đèn tháng tám”, “Chiếc đèn ông sao”, “Chú Cuội”, v.v. Những bài hát này góp phần tạo nên bầu không khí vui tươi và ấm áp cho ngày Tết Trung thu.

4.5. Phá cỗ Trung thu

Sau khi đi rước đèn về, các em nhỏ sẽ cùng gia đình quây quần bên mâm cỗ Trung thu với đầy đủ bánh kẹo, trái cây và các loại hoa quả đặc trưng của mùa thu. Đặc biệt là không thể thiếu những chiếc bánh trung thu. Đây là thời điểm để mọi người cùng nhau trò chuyện, chia sẻ những câu chuyện vui vẻ và thưởng thức những món ăn ngon.

Phá cỗ Trung thu

Và rất dễ nhận biết khi Tết Trung thu sắp đến. Khi đi dọc đường tại những con phố, đô thị sẽ xuất hiện nhiều cửa hàng bán bánh trung thu được dựng lên từ rất sớm. Khoảng hơn 1 tháng trước khi diễn ra ngày tết trung thu.

LỜI KẾT

Qua bài viết này bạn đã có thể biết được Tết trung thu ngày mấy? Để nắm được những hoạt động và ý nghĩa trong ngày Tết Trung thu. Và Trung Thu  ngày rằm tháng Tám diễn ra mang một nét đẹp văn hóa truyền thống đã tồn tại hàng ngàn năm nay. Trong tâm hồn mỗi người Việt Nam. Hãy trân trọng và gìn giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp này. Để Tết Trung thu mãi là một ngày lễ đặc biệt, mang đến cho chúng ta những bài học quý giá về cuộc sống. Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ý nghĩa và tầm quan trọng của ngày lễ đặc biệt này.

Xem thêm:

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *