voucher

Bản ngã là gì ? cách để vượt qua bản ngã

Chúng ta thường nghe về cụm từ ‘bản ngã’, nhưng thật sự bản ngã là gì? Đây là vấn đề mà được rất nhiều người quan tâm. Tự bản ngã nếu phình to quá mức liệu có phải là điều tốt? Và làm thế nào để chúng ta có thể kiểm soát và vượt qua nó? Hôm nay cùng Nệm Thuần Việt sẽ giải đáp thắc mắc ngay dưới bài viết này nhé.

1. Bản ngã là gì

“Bản ngã” hoặc “cái tôi” là một khái niệm phức tạp mang nhiều ý nghĩa khác nhau dựa trên lĩnh vực đề cập.

Trong triết học thì “bản ngã” định nghĩa là cái tôi tự nhận thức được. Cái tôi tự biểu hiện như một cá nhân độc lập được xác định qua các đặc điểm riêng biệt so với người khác.

Trong tâm lý học từ ngữ “bản ngã” hay “ego” là trung tâm của tính cách, phản ánh thực tại và nhận ảnh hưởng từ xã hội. Theo Sigmund Freud, “bản ngã”, cùng với “id” và “superego”, tạo nên ba khía cạnh riêng biệt của tâm thức, chịu ảnh hưởng và phát triển qua thời gian, môi trường sống, và tiếp xúc với thế giới.

Theo triết lý Phật giáo “bản ngã” không phải là thực thể bất biến mà là sự tổng hợp liên tục biến đổi của thân thể (Sắc) và tâm thức (Danh).

Nhìn nhận chung, “bản ngã” có thể được hiểu như một tổ hợp của lý tưởng, ký ức, niềm tin, quan niệm, kinh nghiệm, tạo nên ý thức về sự tồn tại độc lập của mình trong thế giới. Bản ngã là nơi gốc rễ của trách nhiệm cho những hành vi của bản thân.

Sự phát triển của “bản ngã” là quá trình tự khẳng định bản thân và giá trị của mình. Tuy nhiên trong triết lý Phật giáo được coi một “bản ngã” quá lớn có thể dẫn đến những sai lầm và gây nên nhiều nghiệp chướng.

Việc phấn đấu hoàn thiện bản thân không phải là việc làm lớn “bản ngã”. Điều quan trọng là phải nhận biết rõ giữa “bản ngã” và sự tự tin, để tránh để “bản ngã” gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển cá nhân.

2. Đặc điểm của bản ngã

“Bản ngã” hay “cái tôi”, khi được cho phép dẫn dắt cuộc sống của chúng ta có thể thúc đẩy ham muốn sở hữu vật chất và quyền lực tăng lên. Điều này không những gây ra đau khổ khi ta không đạt được những gì mình mong muốn, mà còn cản trở sự tự do và chân thật trong cuộc sống của ta.

Theo triết lý Phật giáo, “bản ngã” là nguồn gốc của đau khổ. Khi hiểu rõ bản chất của “bản ngã”, ta sẽ thấy rằng việc kiểm soát và từ bỏ “bản ngã” là con đường dẫn đến sự bình yên và hạnh phúc tuyệt đối.

“Bản ngã” thường tạo ra hình ảnh phản chiếu về chúng ta trong mắt người khác. Khi ta cảm thấy mình kém cỏi, ta thường phải nỗ lực để xây dựng và duy trì hình ảnh tốt đẹp bằng cách kiểm soát lời nói, hành động theo chuẩn mực xã hội.

 “bản ngã” cũng thích phán xét người khác áp đặt suy nghĩ và quan điểm của mình lên người khác, tạo áp lực đối với người đối diện.

Đặc điểm khác của “bản ngã” bao gồm:

  • Kiểm soát: “Bản ngã” được tự định nghĩa bản thân thông qua những thứ mà nó kiểm soát. “Bản ngã” muốn kiểm soát càng nhiều càng tốt, và muốn mở rộng phạm vi kiểm soát. Đối với “bản ngã” sự mất kiểm soát tương đương với sự mất mát.
  • Phản chiếu: “Bản ngã” không thể tự nhận thức được chính mình. Bạn có thể nhìn nhận được “bản ngã” của mình qua gương mặt của người khác.
  • Đa dạng: “Bản ngã” có thể tạo ra nhiều phiên bản khác nhau của chính mình, mỗi phiên bản mang một hình ảnh và tính cách riêng

3. Phương Pháp Giúp Bạn Vượt Qua Bản Ngã Của Chính Mình Và Sống Một Cách Chân Thật Với Bản Thân

Dưới đây là những phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả để bạn có thể vượt lên trên bản ngã của mình và sống một cách chân thật nhất.

Đầu tiên bạn phải học cách chấp nhận và kiềm chế bản thân của mình. Trước những điều không như ý muốn, không nên vội vàng và đổ lỗi cho số phận. Hãy cố gắng tìm cho mình một nguồn động lực để từng bước vượt qua thách thức để hoàn thiện bản thân mỗi ngày.

Tiếp theo thì hãy sống thật với hiện tại. Đừng để ảo tưởng về tương lai hoặc quá khứ lấn đến quyết định và hành động của bạn. Hiện tại chính là một điểm đến quan trọng nhất, là nơi bạn cần dùng toàn bộ sức lực và niềm tin để hoàn thiện mình.

Hãy nhớ rằng bạn là một cá nhân độc đáo và khác biệt ngay từ khi sinh ra. Vậy nên hãy tránh việc so sánh bản thân với người khác trên mọi phương diện. Sự so sánh chỉ khiến bạn mất tự tin và làm tăng sự không hài lòng với bản thân làm tăng bản ngã.

Cuối cùng thì bạn hãy chấp nhận và đối diện với sự thật. Đừng đổ lỗi cho số phận. Thậm chí nếu bạn tin vào số phận thông qua dấu chỉ trên tay, hãy nhớ rằng, những dấu chỉ đó nằm trong lòng bàn tay của chính bạn, nghĩa là bạn có khả năng tạo ra số phận của mình.

4. Cách Để Kết Nối Với Bản Thân Sâu Sắc Hơn

Thiền, lời cầu nguyện và viết tự do đều là những phương pháp dễ dàng và hiệu quả giúp chúng ta kết nối với chính bản thân mình ở một cấp độ sâu hơn. Nhằm thực hiện sự kiểm soát và từ bỏ “bản ngã” đồng thời thúc đẩy sự hiểu biết và phát triển bản thân.

  • Thiền giúp chúng ta tĩnh tâm, giảm thiểu nhiễu loạn từ suy nghĩ và lời nói của bản thân. Trong sự yên tĩnh đó chúng ta có thể kết nối với tâm hồn lắng nghe những gì mà linh hồn và “bản ngã” muốn chia sẻ.
  • Lời cầu nguyện: Cầu nguyện giúp chúng ta kết nối với “bản ngã” cao hơn một phiên bản mà chúng ta muốn trở thành. Đây là lúc chúng ta bày tỏ lòng biết ơn với những gì mình đã nhận được. Mong muốn sự hướng dẫn và kết nối với những giá trị như tình yêu, trí tuệ, sức mạnh trong chính mình.
  • Viết tự do là phương pháp giúp chúng ta kết nối với phần thông minh hơn trong tâm trí nơi mà chứa đựng tất cả những câu trả lời mà chúng ta cần. Viết tự do không bị hạn chế bởi suy nghĩ, giúp chúng ta khám phá nhiều khía cạnh của bản thân mình hơn.

Bằng những phương pháp này hàng ngày, chúng ta có thể dần dần kiểm soát và từ bỏ “bản ngã” mở rộng hiểu biết về bản thân và phát triển .

5. Kết Luận

Qua bài viết trên chúng tôi hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về ‘Bản ngã’ và biết cách vượt qua ‘tôi cá nhân’ một cách hiệu quả.Nệm Thuần Việt luôn cung cấp những thông tin thực tế để giúp bạn kiểm soát cuộc sống của mình. Hy vọng những gì bài viết chia sẻ phần nào giúp gỡ rối những thắc mắc của bạn về vấn đề này rồi nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *