voucher

Bản Cập nhật Hoàn thiện Nhất của Bảng Chữ Cái Tiếng Việt Hiện Nay

Để biết bất kỳ ngôn ngữ nào thì bước đầu tiên không thể thiếu chính là việc nắm vững bảng chữ cái của ngôn ngữ đó. Tiếng Việt cũng không ngoại lệ là một bảng chữ cái mà chắc ai cũng biết đến học chữ là nền tảng cho việc học tiếng Việt, bắt đầu từ việc hiểu rõ bảng chữ cái. Vậy bảng chữ cái tiếng Việt bao gồm bao nhiêu chữ, phát âm ra sao và thứ tự của nó như thế nào,…? Hãy cùng Nệm Thuần Việt tìm hiểu kỹ lưỡng trong bài viết sau đây!

1. Tổng quan về Bảng chữ cái Tiếng Việt ?

Chữ Quốc Ngữ còn được biết đến với cái tên thân thuộc là bảng chữ cái tiếng Việt,là một sản phẩm của giáo dục và văn hóa, đã được một giáo sư người Pháp tới Việt Nam truyền giáo tạo ra. Bảng chữ cái này được dựa trên tiếng Latinh và nó không chỉ đơn thuần là hệ thống chữ viết,mà còn mang trong mình dấu ấn văn hóa độc đáo của cha ông chúng ta từ hàng trăm năm về trước.

Bảng chữ cái tiếng Việt bao gồm 29 ký tự, đưa ra hệ thống nguyên âm đơn, phụ âm… Ngoài ra thì tiếng Việt còn có hai hình thức viết là chữ thường và chữ hoa. Mặc dù cách viết có thể hơi khác nhau, nhưng phát âm của chúng hoàn toàn giống nhau.

2. Lịch sử về Bảng chữ cái Tiếng Việt

Bảng chữ cái tiếng Việt hiện đại có nguồn gốc từ sáng tạo của các tu sĩ Dòng tên từ Pháp, đã đến Việt Nam để truyền giáo vào những năm đầu thế kỷ 17. Chữ quốc ngữ tên gọi chính thức của bảng chữ cái tiếng Việt đã được nhận diện là hệ thống chữ viết của Việt Nam vào thế kỷ 19.

Chữ quốc ngữ phát triển dựa trên hệ thống chữ cái Latinh, thuộc nhóm ngôn ngữ Roman, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lịch sử Việt Nam khi nước ta có một hệ thống ngôn ngữ với cách phiên âm riêng.

Sau nhiều giai đoạn chỉnh sửa bảng chữ cái tiếng Việt ngày nay bao gồm 29 chữ cái với các nguyên âm và phụ âm. Bên cạnh đó, tiếng Việt còn có 5 dấu thanh: huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng.

Về bảng chữ cái 29 ký tự tiếng Việt có hai hình thức viết chính: chữ thường và chữ hoa.

  • Chữ hoa: Được sử dụng để viết tên riêng, hoặc bắt đầu câu văn, đầu đoạn văn. Các chữ cái được viết dưới dạng: A, B, C, D,…
  • Chữ thường: Được sử dụng trong các văn bản, ngoại trừ tên riêng. Các chữ cái được viết dưới dạng: a, b, c, d,…

3. Sắp xếp và phát âm trong bảng chữ cái

STT

Chữ in thường

Chữ in hoa

Tên chữ

Phát âm

1

a

A

a

a

2

ă

Ă

á

á

3

â

Â

4

b

B

bờ

5

c

C

cờ

6

d

D

dờ

7

đ

Đ

đê

đờ

8

e

E

e

e

9

ê

Ê

ê

ê

10

g

G

giê

giờ

11

h

H

hát

hờ

12

i

I

i

I

13

k

K

ca

ca/cờ

14

l

L

e – lờ

lờ

15

m

M

em mờ/ e – mờ

mờ

16

n

N

em nờ/ e – nờ

nờ

17

o

O

o

O

18

ô

Ô

ô

Ô

19

ơ

Ơ

ơ

Ơ

20

p

P

pờ

21

q

Q

cu/quy

quờ

22

r

R

e-rờ

rờ

23

s

S

ét-xì

sờ

24

t

T

tờ

25

u

U

u

u

26

ư

Ư

ư

ư

27

v

V

vờ

28

x

X

ích xì

xờ

29

y

Y

i dài

i

Bảng chữ cái tiếng Việt đầy đủ nhất hiện nay sẽ bao gồm 29 chữ cái và 5 thanh điệu. Chúng được sắp xếp theo một thứ tự chung là alphaBET và thống nhất một cách đọc như sau:

4. Nguyên âm và phụ âm trong tiếng Việt

4.1 Nguyên âm trong tiếng Việt

Bảng chữ cái tiếng Việt hiện đại gồm 12 nguyên âm đơn bao gồm: a, ă, â, e, ê, i, y, o, ô, ơ, u, ư. Ngoài ra, chúng ta còn có ba nguyên âm đôi có nhiều cách biểu diễn khác nhau như: ua – uô, ia – yê – iê, ưa – ươ.

Dưới đây là một số đặc điểm quan trọng mà người học tiếng Việt nên ghi nhớ:

“a” và “ă” đều là nguyên âm, có cách phát âm tương tự nhau từ vị trí của lưỡi cho đến độ mở của miệng.

Nguyên âm “ơ” và “â” cũng có sự giống nhau. Cụ thể là âm “ơ” phát âm dài hơn so với âm “â”.

Đối với các nguyên âm có dấu như: ư, ơ, ô, â, ă, chúng đều đòi hỏi sự chú ý đặc biệt trong việc học. Đối với những người học tiếng Việt không phải người bản xứ, những âm này thường gây khó khăn do không có trong bảng chữ cái của họ.

Cần lưu ý rằng, hai âm “ă” và “â” không tồn tại độc lập trong chữ viết tiếng Việt.

4.2 Phụ âm trong tiếng Việt

Dưới đây chúng ta sẽ tập trung vào phần lớn các phụ âm của tiếng Việt, các cặp chữ cái ghép và cách chúng được sử dụng trong các từ.

Đầu tiên chúng ta cần nắm bắt rằng có một số phụ âm trong tiếng Việt chỉ được viết bằng một chữ cái duy nhất như “b”, “t”, “v”, “s”, “x”, và “r”.

Đồng thời thì có chín cặp chữ cái ghép trong tiếng Việt, tạo thành các phụ âm đặc biệt. Hãy cùng điểm qua chúng:

  • “Ph”, như trong “phở”, “phim”, và “phấp phới”.
  • “Th”, như trong “thướt tha” và “thê thảm”.
  • “Tr”, như trong “tre”, “trúc”, “trước”, và “trên”.
  • “Gi”, như trong “gia giáo” và “giảng giải”.
  • “Ch”, như trong “cha”, “chú”, và “che chở”.
  • “Nh”, như trong “nhỏ nhắn” và “nhẹ nhàng”.
  • “Ng”, như trong “ngây ngất” và “ngan ngát”.
  • “Kh”, như trong “không khí” và “khập khiễng”.
  • “Gh”, như trong “ghế”, “ghi”, “ghé”, và “ghẹ”.

Hệ thống chữ cái tiếng Việt còn bao gồm một phụ âm ghép từ ba chữ cái: “Ngh”, như trong “nghề nghiệp”.

Đặc biệt, có ba phụ âm được biểu diễn bằng nhiều cách viết khác nhau, tùy thuộc vào vị trí và ngữ cảnh:

Phụ âm /k/: “K” khi đứng trước “i/y”, “iê”, “ê”, “e” (ví dụ: “kí/ký”, “kiêng”, “kệ”); “Q” khi đứng trước “u” (ví dụ: “qua”, “quốc”, “que”); “C” khi đứng trước các nguyên âm khác (ví dụ: “cá”, “cơm”, “cốc”).

Phụ âm /g/: “Gh” khi đứng trước “i”, “iê”, “ê”, “e” (ví dụ: “ghi”, “ghiền”, “ghê”); “G” khi đứng trước các nguyên âm khác (ví dụ: “gỗ”, “ga”).

Phụ âm /ng/: “Ngh” khi đứng trước “i”, “iê”, “ê”, “e” (ví dụ: “nghi”, “nghệ”, “nghe”); “Ng” khi đứng trước các nguyên âm khác (ví dụ: “ngư”, “ngả”, “ngón”).

5. Hướng dẫn dạy bé học bảng chữ cái tại nhà hiệu quả

Việc định hình thói quen học tập cho trẻ từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng, giúp bé phát triển kỹ năng tư duy, tập trung và kiên trì. Dưới đây là một số gợi ý để bố mẹ có thể giúp trẻ làm quen với việc học và làm quen với bảng chữ cái từ lúc nhỏ

5.1 Khơi gợi sự hứng thú của trẻ thông qua trò chơi: 

Có thể bắt đầu bằng việc tìm hiểu những trò chơi giáo dục liên quan đến chữ cái như các trò chơi sắp xếp chữ cái hoặc trang trí bảng chữ cái tiếng Việt. Qua các việc trên này trẻ sẽ học hỏi mà không cảm thấy áp lực hay buồn chán.

5.2 Phương pháp “Đọc và Viết”

Việc kết hợp đọc và viết trong quá trình học giúp trẻ kích thích trí não nhớ lâu hơn và luyện kỹ năng đánh vần cũng như viết chữ. Khi trẻ đã thành thạo một chữ cái hãy chuyển sang chữ cái khác.

5.3 Học chữ thường trước, chữ hoa sau

Đây là phương pháp học phổ biến mà giáo viên thường áp dụng. Hãy nhẹ nhàng hướng dẫn trẻ cách đọc và viết từng chữ cái một.

5.4 Dành thời gian đọc sách và kể chuyện cho bé

 Việc này không chỉ giúp trẻ tiếp cận với con chữ mà còn tạo ra một sự liên kết mạnh mẽ giữa cha mẹ và trẻ. Hãy xây dựng thói quen kể chuyện cho bé mỗi tối trước khi ngủ chọn những quyển sách và câu chuyện phù hợp với trẻ để bé có thể dễ dàng hòa mình vào thế giới hấp dẫn của con chữ.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *