voucher

Mất ngủ ngủ không sâu giấc, nguyên nhân, cách chữa bệnh ngủ không sâu giấc

Ngủ không sâu giấc. Bạn thường trằn trọc khó ngủ, ngủ chập chờn không sâu giấc. Bạn nằm cả tiếng đồng hồ nhưng vẫn không thể đi vào giấc ngủ. Giấc ngủ của bạn không sâu,giấc ngủ chập chờn, thường xuyên tỉnh giấc, và rất khó ngủ lại. Bạn hay có những giấc mơ nhạt nhẽo, mơ hồ nối tiếp từ ngày này qua tháng nọ. Nào, hãy để Nệm Thuần Việt chia sẻ điều gì đã làm ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn?

Ngủ không sâu giấc
Ngủ không sâu giấc

Ngủ chập chờn không sâu giấc là như thế nào

Ngủ không sâu giấc là triệu chứng thường gặp ở những người mắc chứng rối loạn giấc ngủ. Giấc ngủ chập chờn, Trạng thái đưa người ngủ ở trạng thái mơ hồ, ngủ chập chờn không sâu giấc, người ngủ thường xuất hiện những giấc mơ sau đó giật mình thức giấc.

Giấc ngủ được chia thành 3 giai đoạn chính, giai đoạn 1 và 2 là giai đoạn chúng ta bắt đầu đi vào trạng thái ngủ. Giai đoạn 3 là giai đoạn ngủ sâu. Nếu cơ thể chúng ta đang gặp phải một số vấn đề, tình trạng này sẽ khiến chúng ta chỉ có giấc ngủ mơ hồ, ngủ chập chờn không sâu giấc giai đoạn 1 và 2, cơ thể rất dễ bị đánh thức bởi các yếu tố môi trường bên ngoài như tiếng ồn, nhiệt độ phòng ngủ, những chuyển động trên giường ngủ của người nằm bên cạnh,…

Tình trạng ngủ mơ màng không sâu giấc sẽ làm gián đoạn giấc ngủ, một số người có thể tiếp tục ngủ lại, nhưng một số khác sẽ không thể ngủ lại, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và công việc.

Ngủ không sâu giấc có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, có thể xảy ra một vài đêm hoặc nặng hơn là kéo dài vài tuần.

>>>Xem thêm Tại sao mất ngủ? Nguyên nhân tại sao không ngủ được

Nguyên nhân mất ngủ ngủ không sâu giấc, ngủ hay bị giật mình tỉnh giấc

1. Chứng ngáy ngủ:

Khi ta mắc mắc phải chứng ngủ ngáy, một số trường hợp nặng gây tắc nghẽn đường thở, ngưng thở tạm thời là nguyên nhân khiến ta ngủ không sâu giấc.

Ở mỗi chu trình ngừng thở khoảng 10s, cơ thể chúng ta sẽ tỉnh giấc (có thể có ý thức hoặc thức giấc trong vô thức) sau đó ngủ lại.

Giấc ngủ đó chỉ đi từ giai đoạn ngủ 1 sang giai đoạn ngủ 2 và quay lại giai đoạn ngủ 1. Biểu hiện ngưng thở tạm thời của chứng ngáy ngủ có thể khiến lượng oxy trong máu sụt giảm, bộ não không thể làm việc tốt dẫn đến hiện tượng ngủ mơ, ngủ chập chờn không sâu giấc bị giật mình,…

2. Căng thẳng thần kinh:

ngủ chập chờn không sâu giấc
Nguyên nhân ngủ không sâu giấc

Các rối loạn thần kinh do áp lực từ học tập, công việc, những âu lo trong cuộc sống khiến đầu óc rơi vào “hố đen”. Người gặp áp lực sẽ có những suy nghĩ tiêu cực, hormone hạnh phúc trong cơ thể bị giam cầm, không thể chuyển hóa thành melatonin – chất giúp cơ thể ngủ ngon.

Một số đối tượng căng thẳng thần kinh thời gian dài có thể biến chứng thành bệnh tự kỷ, trầm cảm, từ đó mà hiện tượng ngủ không sâu giấc cũng sẽ chuyển thành mất ngủ mãn tính, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe.

3. Đột ngột thay đổi đồng hồ sinh học:

Khó ngủ ngủ không sâu giấc do thay đổi nhịp sinh học Trường hợp ngủ mơ màng không sâu giấc xảy ra nhiều với các bạn du học sinh, những bạn đi du lịch hoặc định cư sang các quốc gia có sự sai lệch quá nhiều về múi giờ. Việc cố ép cơ thể thay đổi đồng hồ sinh học có thể khiến chúng ta cảm thấy khó chịu, ngủ không sâu giấc.

>>>Nỗi ám ảnh mang tên Mất Ngủ? Tổng hợp các phương pháp chữa mất ngủ hiệu quả

4. Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể:

Khó ngủ ngủ không sâu giấc di thay đổi nội tiết tố. Vấn đề này thường gặp nhiều ở phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai, phụ nữ sau sinh và tiền mãn kinh. Sự thay đổi nội tiết tố khiến người phụ nữ cảm thấy bứt rứt khó chịu. Một số phụ nữ sau sinh do tâm lý ám ảnh, sợ con khóc và phải thức giấc giữa đêm nhiều lần làm đồng hồ sinh học trong cơ thể “bị chỉnh sửa”. Họ thường có giấc ngủ chập chờn, dễ thức giấc bởi môi trường và tiếng động xung quanh.

Tình trạng bốc hỏa ở phụ nữ tiền mãn kinh cũng làm cho tình trạng ngủ không sâu giấc xuất hiện nhiều hơn.

5. Một số nguyên nhân khác

Việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc kích thích thần kinh, các loại nước uống chứa cafein cũng ảnh hưởng đến não bộ. Nếu sử dụng chúng quá gần với thời gian ngủ sẽ khiến cơ thể không ngủ ngon giấc, hay mơ màng, giật mình, ngủ không sâu giấc

Các căn bệnh cấp tính như cảm cúm, sốt, đau đầu, viêm mũi,… cũng làm phân tán giấc ngủ sâu. Người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu, cơ thể mệt mỏi và giấc ngủ lúc nào cũng ngủ chập chờn không sâu giấc.

—>Đọc ngay Ngủ ngáy – Nguyên nhân, hậu quả và cách điều trị

Cách chữa bệnh ngủ không sâu giấc, phương pháp ngủ sâu giấc

cách chữa ngủ chập chờn không sâu giấc
Biện pháp cải thiện ngủ không sâu

Giấc ngủ chập chờn phải Duy trì đồng hồ sinh học trong cơ thể bằng cách ngủ đúng giờ, không dành thời gian ngủ trưa quá nhiều.

>>>Xem thêm LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỊ MẤT NGỦ? TRỊ CHỨNG KHÓ NGỦ

Cách ngủ ngon không mơ đó là Sắp xếp lượng công việc phù hợp, không để cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng, áp lực quá mức. Nếu có hãy tìm cách giải quyết vấn đề thật nhanh, cho bản thân thời gian vui chơi và nghỉ ngơi để ổn định lại tinh thần.

Duy trì chế độ ăn uống và luyện tập thể thao đúng khoa học để tránh ngủ chập chờn không sâu giấc

Cách ngủ sâu giấc, Tắm hoặc ngâm chân trong nước nóng (có thể kết hợp thêm sả, gừng, tinh dầu bạc hà,…) trước khi đi ngủ để cải thiện giấc ngủ tốt hơn.

Chú ý cải thiện, tân trang giường ngủ. Thay mới nệm và gối nếu cảm thấy chúng quá mềm, xảy ra tình trạng xẹp, lúng khi nằm gây đau nhức. Nệm cao su và gối cao su hiện nay có một số tính năng nổi trội giúp bảo vệ bạn khỏi tình trạng ngủ không sâu giấc.

Đừng tùy tiện sử dụng thuốc ngủ vì chúng có thể xuất hiện tác dụng phụ. Sử dụng lâu dài rất dễ gây ra biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

One thought on “Mất ngủ ngủ không sâu giấc, nguyên nhân, cách chữa bệnh ngủ không sâu giấc

  1. Pingback: Nỗi ám ảnh mang tên "Mất ngủ" - Tổng hợp các mẹo trị mất ngủ an toàn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *