voucher

Rối loạn cảm xúc theo mùa và rối loạn giấc ngủ, Triệu chứng, Nguyên nhân

Rối loạn cảm xúc theo mùa là gì?

rối loạn cảm xúc
Rối loạn cảm xúc theo mùa

Rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD) được Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ công nhận vào cuối những năm 1990 và chúng gây ảnh hưởng từ 4 – 6% dân số. Rối loạn cảm xúc theo mùa ảnh hưởng đến giấc ngủ vào mùa đông và mùa hè.
Cụ thể có khoảng 3% người Mỹ mắc chứng bệnh rối loạn cảm xúc khởi phát vào mùa đông và khoảng 7% người bệnh trầm cảm có các triệu chứng tồi tệ hơn khi mùa đông đến.
Đa phần các bệnh nhân mắc chứng rối loạn cảm xúc không ổn định theo mùa có triệu chứng bắt đầu và kết thúc vào cùng một thời điểm trong năm. Một số ít khác có chứng rối loạn cảm xúc theo mùa khởi phát vào mùa hè.

Các triệu chứng của rối loạn cảm xúc theo mùa

Những người mắc chứng bệnh rối loạn cảm xúc hành vi theo mùa thường trải qua triệu chứng giống như trầm cảm, xuất hiện vào những ngày đầu của mùa đông và kéo dài đến khi thời tiết chuyển giao sang mùa khác.
Những triệu chứng thường gặp phải như sau:

triệu chứng rối loạn cảm xúc
Triệu chứng rối loạn cảm xúc, trầm cảm, đôi khi xuất hiện các suy nghĩ tiêu cực như tự tử
  • Mức năng lượng thấp
  • Khó tập trung
  • Trầm cảm, đôi khi xuất hiện các suy nghĩ tiêu cực như tự tử hoặc tuyệt vọng
  • Không còn hứng thú với các hoạt động xã hội trước đây
  • Sự thèm ăn và cân nặng trong cơ thể thay đổi
  • Khó ngủ kèm theo các cơn buồn ngủ ban ngày, cơ thể mệt mỏi, dễ kích động

Các triệu chứng bệnh đôi khi cũng khác nhau ở người mắc chứng rối loạn cảm xúc theo mùa (vào mùa đông hoặc mùa hè), cụ thể như sau:

CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA SAD KHỞI PHÁT MÙA ĐÔNG (TRẦM CẢM MÙA ĐÔNG)CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA SAD KHỞI PHÁT MÙA HÈ (TRẦM CẢM MÙA HÈ)
Ngủ quá nhiều vào ban ngàyTăng cảm giác thèm ăn, tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu carbohydrate, gây tăng cânCảm giác thờ ơ, khó tập trungỦ rũ và khó chịu, kiểm soát tâm trạng kém gây ảnh hưởng giao tiếp trong công việc và sinh hoạt.Nhạy cảm hơn, luôn có cảm giác nặng nề ở tay và chân.Khó ngủ hoặc mất ngủGiảm cảm giác thèm ănCân nặng giảm sưt nghiêm trọng ảnh hưởng đến tinh thần.

Nếu có tiền sử mắc bệnh trầm cảm, chứng bệnh rối loạn cảm xúc theo mùa có thể làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh.

Nguyên nhân của rối cảm xúc theo mùa (SAD)

Nhịp sinh học của cơ thể phụ thuộc vào ánh sáng mặt trời. Mùa đông đến cũng là khoảng thời gian lượng ánh sáng mặt trời giảm đi đáng kể, đây chính là nguyên nhân dẫn đến rối loạn cảm xúc theo mùa.
Khi lượng ánh sáng giảm vào mùa đông, những người bị bệnh rối loạn cảm xúc không ổn định theo mùa phải đối mặt với sự gián đoạn đồng hồ sinh học do quá trình sản xuất serotonin và melatonin trong cơ thể.
Serotonin và melatonin đóng vai trò chính trong việc điều chỉnh tâm trạng và kiểu ngủ của bạn, và cả hai đều bị ảnh hưởng bởi những thay đổi về ánh sáng là nguyên nhân chúng ta mắc bệnh rối loạn cảm xúc hành vi theo mùa.

Serotonin hay còn gọi là hormone hạnh phúc, được sản xuất vào ban ngày khi cơ thể nhận được lượng ánh sáng mặt trời cần thiết và khi đêm đến, cơ thể sẽ chuyển hóa lượng hormone hạnh phúc đó thành melatonin giúp bạn chìm vào giấc ngủ. Mức vitamin D từ ánh sáng mặt trời sụt giảm có thể làm mức năng lượng thấp hơn và tăng cảm giác buồn ngủ vào ban ngày.
Tuyến tùng trong cơ thể nhận biết ngày và đêm, thực hiện thức và ngủ thông qua ánh sáng mặt trời. Khi có ít ánh sáng mặt trời, nó không thực hiện được công việc của mình, hậu quả gây nên rối loạn cảm xúc theo mùa.
Những người mắc hội chứng bệnh rối loạn cảm xúc theo mùa (mùa đông) sản xuất melatonin nhiều hơn khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải, buồn ngủ vào ban ngày. Đối với những người mắc rối loạn cảm xúc theo mùa (mùa hè) thường có lượng melatonin ít hơn do đó họ bị trì hoãn giấc ngủ, ngủ muộn hơn đôi khi là mất ngủ.

nguyên nhân bệnh rối loạn cảm xúc
Rối loạn cảm xúc theo mùa (mùa hè) thường có lượng melatonin ít hơn do đó họ bị trì hoãn giấc ngủ

Mặc dù ánh sáng đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn đến rối loạn cảm xúc theo mùa, tuy nhiên vẫn còn một số nguyên nhân khác khiến nhiều người có khả năng mắc bệnh cao hơn:

  • Phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới nhưng nam giới lại là nhóm đối tượng có các triệu chứng tồi tệ hơn so với nữ giới.
  • Chứng bệnh rối loạn cảm xúc theo mùa có thể di truyền. Hai phần ba số người mắc chứng rối loạn tâm trạng trong gia đình bị hội chứng SAD
  • Những người bị trầm cảm hoặc rối loạn lưỡng cực có khả năng mắc SAD nhiều hơn khi thời tiết thay đổi
  • Người trẻ tuổi thường mắc bệnh rối loạn cảm xúc hành vi theo mùa (vào mùa đông) nhiều hơn người cao tuổi.
  • SAD phổ biến ở những người sống xa xích đạo do có sự chênh lệch cường độ ánh sáng mặt trời mỗi mùa.

Rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD) và giấc ngủ

Rối loạn cảm xúc theo mùa gây trầm trọng hơn các vấn đề về giấc ngủ. Ngủ quá ít hoặc quá nhiều đều mang lại những phiền toái trong công việc, cuộc sống và là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo bệnh trầm cảm.
Một nghiên cứu năm 2016 ở người trưởng thành Phần Lan đã cho kết quả về tỷ lệ mắc các vấn đề về giấc ngủ sau đây ở những người mắc SAD:

VẤN ĐỀ VỀ GIẤC NGỦTỶ LỆ BỊ ẢNH HƯỞNG CỦA NHỮNG NGƯỜI BỊ SADTỶ LỆ ẢNH HƯỞNG CỦA DÂN SỐ NÓI CHUNG
Mất ngủ25%7,6%
Cơn ác mộng thường xuyên16%2,4%
Sử dụng thôi miên trong tháng vừa qua26,3%7,6%
Nhận được chẩn đoán trầm cảm trong năm ngoái30,4%4,1%
Sử dụng thuốc chống trầm cảm trong tháng vừa qua24,3%3,6%

Những người mắc chứng rối loạn cảm xúc theo mùa thường có nguy cơ trở thành “cú đêm” do cơ thể thiếu hụt lượng melatonin nghiêm trọng. Tình trạng rối loạn giấc ngủ khi người bệnh ngủ ít hơn 6 tiếng hoặc ngủ nhiều hơn 9 tiếng một đêm.
Khi mắc phải chứng SAD, người bệnh có thể không phục hồi được chất lượng giấc ngủ vốn có. Các nghiên cứu về bộ não cho thấy khi bệnh rối loạn cảm xúc theo mùa biến mất thì lượng thời gian cũng như chất lượng giấc ngủ cũng bị giảm đi đáng kể, thời gian cho giấc ngủ REM tăng lên.
Thời gian họ nằm trên giường ngủ nhiều có thể dẫn đến sự lầm tưởng về chất lượng giấc ngủ. Bằng chứng cho thấy dù tốn nhiều thời gian cho giấc ngủ tuy nhiên người bệnh vẫn cảm thấy mệt mỏi và xảy ra hiện tượng “ngủ bù” vào ban ngày. Vòng tròn này cứ tiếp diễn và làm tình trạng sức khỏe ngày càng tệ đi.
Các yếu tố môi trường khác như nhiệt độ, lượng mưa,…cũng có ảnh hưởng đến giấc ngủ và các dấu hiệu bệnh rối loạn cảm xúc hành vi theo mùa.
Khi nhiệt độ mát hơn tạo điều kiện cho giấc ngủ và không khí mùa đông bên ngoài, góp phần làm trầm trọng hơn chứng mất ngủ mùa đông.
Một dữ liệu khác trên Flipside cho thấy sức nóng và độ ẩm mùa hè khiến cho việc hạ nhiệt trở nên khó khăn hơn, góp phần gây ra chứng mất ngủ mùa hè.

bệnh rối loạn cảm xúc có chữa được không
Các yếu tố môi trường khác như nhiệt độ, lượng mưa,…cũng có ảnh hưởng đến giấc ngủ và các dấu hiệu rối loạn cảm xúc theo mùa.

Bệnh rối loạn cảm xúc có chữa được không? Giấc ngủ liên quan đến rối loạn cảm xúc theo mùa (bệnh SAD)

Bệnh sad, Rối loạn cảm xúc theo mùa khiến người bệnh vô cùng khó chịu, một số triệu chứng bệnh sẽ biến mất khi bắt đầu bước qua giai đoạn giao mùa, tuy nhiên giấc ngủ bị ảnh hưởng nhiều nhất, có thể để lại chứng mất ngủ, khó ngủ về lâu dài. Bệnh rối loạn cảm xúc có chữa được không?
Để điều trị các vấn đề về giấc ngủ, chúng ta cần áp dụng những phương pháp sau:
Các phương pháp trị liệu:

Trị liệu hành vi nhận thức:

  • Phương pháp này có hiệu quả điều trị mất ngủ rất tốt, được các bác sĩ khuyến khích sử dụng. Liệu pháp hành vi nhận thức cho chứng mất ngủ (CBT – I) giúp bệnh nhân nhận ra các kiểu suy nghĩ và hành vi tiêu cực, gây khó khăn cho giấc ngủ. CBT-I giúp người bệnh suy nghĩ tốt hơn, tạo thói quen mới có lợi cho giấc ngủ.

Liệu pháp ánh sáng:

Liệu pháp này dựa trên nhu cầu cần hấp thu đủ ánh sáng cho cơ thể, bệnh nhân được sử dụng đèn có ánh sáng nhân tạo mô phỏng gần giống với ánh sáng mặt trời. Bệnh nhân ngồi trước đèn từ 30 – 60 phút vào mỗi buổi sáng.
Loại đèn trị liệu này có thể dễ dàng tìm thấy ở bất kỳ cơ sở cung cấp trang thiết bị y tế nào, đèn có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, bạn có thể vận hành bất cứ lúc nào mà không gây bất tiện.
Nhiều loại đèn trị liệu ánh sáng truyền thống, như Đèn trị liệu ánh sáng ban ngày Aura hoặc Verilux HappyLight Deluxe, có thể đặt trên bất kỳ bàn hoặc máy tính để bàn nào, cho phép bạn sử dụng thiết bị trong khi bạn làm việc hoặc khi bạn đang ăn tối.
Một số thiết bị trị liệu bằng ánh sáng khác có cường độ ánh sáng mạnh hơn, thay thế đồng hồ báo thức truyền thống. Đèn mô phỏng ánh sáng bình minh, đánh thức người bệnh bằng ánh sáng chứ không phải bằng âm thanh.
Một số sản phẩm đèn thông minh như đèn LED Philips Hue có thể đặt bất kỳ đâu trong nhà và được cài đặt giờ bật và giờ tắt mô phỏng giống như bình minh và hoàng hôn trong tự nhiên

Thay đổi hành vi:

  • Đối với những người mắc chứng rối loạn cảm xúc theo mùa (mùa đông):

Người bệnh nên duy trì thời gian luyện tập thể thao ngoài trời, tăng các buổi sinh hoạt cộng đồng để giảm thiểu cảm giác buồn ngủ, phòng chống trầm cảm. Tập thể dục ngoài trời kể cả khi trời u ám cũng khiến cơ thể có thêm năng lượng, tập trung tinh thần.
Nếu không thể ra ngoài trời, hãy cố gắng mở hết cửa sổ hoặc kéo rèm cửa để cơ thể có thể tiếp xúc với ánh nắng nhiều hơn.
Quản lý chế độ ăn uống, hạn chế dung nạp cho cơ thể quá nhiều chất béo có hại cho sức khỏe. Ăn uống khoa học giúp bạn có cơ thể khỏe mạnh hơn, ngủ ngon hơn.

  • Đối với những người mắc chứng bệnh rối loạn cảm xúc theo mùa (mùa hè):

Những đối tượng này yêu cầu hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời do đó người bệnh nên sử dụng màn chắn, đeo kính râm vào ban ngày. Đặc biệt lưu ý hạn chế sử dụng thiết bị thông minh như điện thoại, máy tính, tivi 1 giờ trước khi đi ngủ.
Cũng giống như SAD (mùa đông), những đối tượng rối loạn cảm xúc (mùa hè) cần kiểm soát chế độ ăn uống phù hợp, tránh tăng cân hoặc giảm cân đột ngột gây hại đến tinh thần và sức khỏe.

điều trị chứng rối loạn cảm xúc không sử dụng điện thoại
Lưu ý hạn chế sử dụng thiết bị thông minh như điện thoại, máy tính, tivi 1 giờ trước khi đi ngủ.

Các bài tập cải thiện giấc ngủ:

  • Yoga:

Yoga có tác dụng giúp cơ thể thư giãn, cung cấp năng lượng, tăng cường sự dẻo dai và giúp ngủ ngon hơn. Thiền có thể giúp bạn tập trung vào một vấn đề mang hướng tích cực, hình ảnh trực quan và làm dịu tâm trí (chống trầm cảm) và thư giãn cơ thể (làm dễ ngủ).
Các bài tập Yoga giúp cải thiện giấc ngủ có thể tìm thấy thông tin, hướng dẫn tập luyện ở nhiều trang mạng khác nhau. Một số lớp học Yoga cũng được mở ra giúp các bạn giao lưu và luyện tập tốt hơn.

  • Âm nhạc và nghệ thuật trị liệu:

Điều này rất có ích cho bệnh nhân rối loạn cảm xúc không ổn định theo mùa đặc biệt là ở người cao tuổi. Liệu pháp này khuyến khích bệnh nhân chuyển động (nhảy múa, đi bộ,…), tăng cường các giác quan nghe, nói, tăng khả năng giao tiếp,…
Hoạt động khiêu vũ giúp tăng cường cảm xúc, tăng cường hoạt động cơ thể tương tự như việc tập thể dục. Kết hợp liệu pháp âm nhạc giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng bệnh SAD tốt hơn trong khoảng 8 tuần.

Sử dụng các loại thuốc hỗ trợ:

chữa rối loạn cảm xúc  bằng melatonin
Cải thiện rối loạn cảm xúc bằng việc bổ sung melatonin
  • Một số loại thuốc hiện nay có chứa Melatonin tạo điều kiện thúc đẩy giấc ngủ tốt hơn, sâu giấc hơn. Nghiên cứu năm 2006 cho thấy dùng melatonin vào buổi sáng hoặc buổi chiều giúp thiết lập lại đồng hồ sinh học cho những người mắc SAD, thuốc làm giảm 34% cảm giác chán nản.
  • Đối với những bệnh nhân trầm cảm mắc bệnh sad , bác sĩ thường kê toa thuốc chống trầm cảm và SSRI để làm tăng serotonin trong cơ thể. Họ được khuyên tăng liều vào những tháng mùa thu và mùa đông.
  • Liệu pháp mùi hương sử dụng tinh dầu thực vật để thu hút khứu giác của bạn và giúp bạn cảm thấy hiệu quả mong muốn. Những người bị mất ngủ và lo lắng, mối quan tâm chính của SAD, đã tìm thấy tác dụng làm dịu của hoa oải hương đặc biệt hữu ích trong việc làm giảm các triệu chứng của họ.
  • Ngoài ra còn một số phương pháp trị liệu bệnh rối loạn cảm xúc theo mùa khác như sử dụng dầu CBD, tuy nhiên liệu pháp này không được khuyến cáo nhiều. Trước khi sử dụng liệu pháp chữa SAD, người bệnh cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *