voucher

Hội chứng ngưng thở khi ngủ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh ngưng thở khi ngủ

hội chứng ngưng thở khi ngủ
Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Hội chứng ngưng thở khi ngủ hiện vẫn chưa được nhiều người biết đến. Một số bệnh nhân mắc bệnh vẫn không hề hay biết cho đến khi tình trạng trở nên nặng hơn.Phòng bệnh hơn chữa bệnh, phát hiện và điều trị sớm tốt hơn để bệnh tình diễn biến nặng. Bài viết ngày hôm nay hy vọng sẽ cung cấp thêm một số thông tin hữu ích cho mọi người về bệnh ngưng thở khi ngủ – căn bệnh âm thầm và mang nhiều rủi ro cho sức khỏe.

Hội chứng ngưng thở khi ngủ là gì?

hội chứng bệnh ngưng thở khi ngủ là gì
Bệnh ngưng thở khi ngủ là gì

Ngưng thở khi ngủ là căn bệnh chỉ vấn đề về hô hấp của chúng ta trong khi ngủ. Hơi thở đều đặn và liên tục sẽ giúp ta có một giấc ngủ sâu, điều này mang lại sức khỏe cho chúng ta. Những người mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ có hơi thở bị ngắt quãng liên tục nhiều lần trong đêm. Hiện tượng ngưng thở kéo dài từ 5 đến 10 giây, có người còn có thời gian ngưng thở nhiều hơn thế. Ảnh hưởng tức thì ở người bị ngưng thở khi ngủ là khiến họ không có được giai đoạn ngủ sâu và hậu quả thường thấy nhất là người bệnh cảm thấy mệt mỏi vào buổi sáng.

Tình trạng ngắt quãng giấc ngủ có thể khiến họ tỉnh giấc hoàn toàn nhưng vẫn có người ngủ thiếp đi trong trạng thái mơ màng. Người mắc bệnh thường không nhớ những gì đã xảy ra, họ cũng không hiểu vì sao hay bị thức giấc và cảm giác mệt mỏi luôn đeo bám. Các đối tượng này thường phớt lờ hoặc sử dụng thuốc ngủ mỗi đêm. Điều này càng làm tồi tệ hơn tình trạng bệnh.

Hội chứng ngưng thở khi ngủ được chia thành 2 nhóm bệnh chính đó là:

  • Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA): Đây là bệnh thường gặp nhiều nhất. Nguyên nhân chính gây ngưng thở khi ngủ trong trường hợp này là do các mô mềm phía trước cổ họng chèn ép và gây hẹp đường thở.
  • Ngưng thở khi ngủ trung tâm: Nguyên nhân chính gây ngưng thở khi ngủ ở nhóm này là do sự bất ổn trong trung tâm điều khiển hô hấp, bộ não không thể báo hiệu cho nhóm cơ kiểm soát hoạt động thở.

Ngưng thở khi ngủ thường gặp ở đối tượng nào? Tác hại của chứng đối với sức khỏe

Đối tượng hay mắc bệnh ngưng thở khi ngủ

nguyên nhân hội chứng ngưng thở khi ngủ
Đối tượng béo phì dễ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ

Hội chứng ngưng thở khi ngủ có nhiều nguyên nhân mắc bệnh và tùy thuộc vào từng đối tượng khác nhau sẽ có nguy cơ mắc bệnh khác nhau. Hiện nay có một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh như sau:

  • Nam giới có tỷ lệ ngưng thở khi ngủ nhiều hơn nữ giới.
  • Các đối tượng bị thừa cân béo phì, kể cả trẻ nhỏ.
  • Người trên 40 tuổi
  • Những người có kích thước cổ lớn (nam giới có kích thước cổ trên 17 inch và nữ giới có kích thước cổ trên 16 inch)
  • Những người được chẩn đoán mắc các bệnh như amidan lớn, lưỡi lớn hoặc xương hàm nhỏ.
  • Hội chứng ngưng thở khi ngủ cũng có thể do di truyền
  • Gặp các vấn đề về cấu trúc vách ngăn mũi, dị ứng hoặc viêm xoang
  • Mất ngủ và ngưng thở khi ngủ có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Mất ngủ có thể làm trầm trọng hơn bệnh ngưng thở khi ngủ và ngược lại.

Tác hại của hội chứng ngưng thở khi ngủ

Tác hại của chứng ngưng thở khi ngủ
Tác hại của chứng ngưng thở khi ngủ gây mất ngủ, khó ngủ

Những người mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ thường không mấy quan tâm thậm chí là không biết sự tồn tại của căn bệnh này. Thông thường các bệnh nhân chỉ tìm đến bác sĩ do cơ thể phát sinh nhiều bệnh mãn tính và sức khỏe bị suy giảm đi nhiều.
Một số tác hại mà bệnh nhân ngưng thở khi ngủ thường gặp phải như sau:

  • Ảnh hưởng đầu tiên mà tất cả bệnh nhân đều gặp phải đó là thiếu ngủ hoặc mất ngủ.
  • Sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần đều bị ảnh hưởng.
  • Bệnh nhân mắc chứng ngưng thở khi ngủ còn có nguy cơ cao mắc các bệnh mãn tính như: huyết áp, tim mạch, đột quỵ, bệnh tiểu đường, đau đầu, rối loạn lo âu, trầm cảm,…
  • Do ảnh hưởng đến giấc ngủ nên bệnh gây khá nhiều nguy hiểm cho người bệnh như nguy cơ mất việc do không thể tập trung và xử lý tốt công việc, nguy cơ xảy ra tại nạn tại nơi làm việc cao hơn, số người bị tai nạn xe cũng tăng lên đáng kể.

Làm sao nhận biết triệu chứng của bệnh ngưng thở khi ngủ?

triệu chứng của bệnh ngưng thở khi ngủ
Ngủ ngáy là triệu chứng của bệnh ngưng thở khi ngủ

Những bệnh nhân mắc bệnh thường không nhận biết rõ các vấn đề về hơi thở mình đang gặp phải. Những người thân trong gia đình có thể phối hợp quan sát và đánh giá nguy cơ mắc bệnh để kịp thời điều trị tốt nhất.
Hội chứng ngưng thở khi ngủ thường có các triệu chứng như sau:

  • Ngáy to là một trong những dấu hiệu nhận biết đầu tiên ở người ngưng thở khi ngủ
  • Bệnh nhân thường có cảm giác khô và đau họng sau khi thức
  • Giấc giác giữa đêm với cảm giác khó thở, thở dồn dập
  • Luôn có cảm giác buồn ngủ vào ban ngày
  • Hay bị đau đầu hoặc đau nửa đầu
  • Suy giảm trí nhớ, giảm ham muốn tình dục
  • Một số đối tượng thức giấc nhiều lần trong đêm và không thể ngủ lại gây thiếu ngủ – mất ngủ.

Cách chữa bệnh ngưng thở khi ngủ?

Cách trị bệnh khó thở khi ngủ. Hiện nay có nhiều phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh ngưng thở khi ngủ và đa phần bệnh nhân cần được tư vấn bởi bác sĩ chuyên môn để có thể đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Một số phương pháp điều trị phổ biến hiện nay như sau:

Điều chỉnh tự thân

Việc điều trị này áp dụng cho chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn. Các bệnh nhân thường được đo điện đồ để ghi lại hoạt động não, kiểm tra một số yếu tố khác có liên quan. Sau đó bệnh nhân ngưng thở khi ngủ được khuyên áp dụng một số phương pháp điều trị tự thân (không can thiệp y học) như sau:

  • Giảm cân: Việc này giúp giảm lượng mỡ thừa ở cổ họng làm hẹp đường thở và gây khó thở.
  • Luyện tập thể dục thường xuyên để cải thiện sức khỏe tổng quát. Hít thở khi luyện tập giúp đường thở được mở rộng và thông thoáng hơn
  • Không sử dụng rượu, bia và thuốc lá
  • Gối ngủ: Thay đổi gối ngủ với độ cao vừa phải, không được nằm nệm quá cao gây tắc nghẽn đường thở. Một chiếc gối êm ái sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn.
  • Tư thế nằm: Các bệnh nhân hội chứng ngưng thở khi ngủ thường được khuyên nên nằm nghiêng sang trái hoặc sang phải thay vì nằm ngửa.
    Việc điều trị nói trên sẽ giúp cải thiện đáng kể hơi thở của bệnh nhân. Đối với những tình trạng bệnh nặng hơn, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị Y học hiện đại hơn.

Điều trị Y khoa

Sử dụng máy thở áp lực dương (CPAP):

Đây là thiết bị mặt nạ thở cho người bệnh ngưng thở khi ngủ và được sử dụng nhiều trong cách chữa bệnh hội chứng ngưng thở khi ngủ .
Bệnh nhân được đeo chiếc mặt nạ nối với máy đưa không khí liên tục vào mũi. Điều này giúp người bệnh duy trì hơi thở và tránh thức giấc nhiều lần trong đêm. Thiết bị có thể sử dụng tại nhà và không gây tác dụng phụ cho người bệnh.

Phẫu thuật ngưng thở khi ngủ:

Nếu bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây hội chứng ngưng thở khi ngủ do amidan, vách ngăn mũi lệch, cổ họng nhỏ hẹp,…bệnh nhân sẽ được áp dụng cách chữa bệnh ngưng thở khi ngủ bằng phẫu thuật.

Bệnh ngưng thở khi ngủ diễn ra âm thầm và có khá nhiều người mắc phải. Các bạn nên chú ý hơn những biểu hiện của bệnh để có hướng điều trị kịp thời. Cố gắng tạo môi trường phòng ngủ, chế độ luyện tập ăn uống và duy trì cân nặng là cách phòng ngừa cũng như điều trị bệnh tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *