voucher

Chữa mất ngủ khi mang thai ở từng giai đoạn tam cá nguyệt 1,2,3 và sau khi sinh

Khái quát chung

Người phụ nữ khi mang thai cần phải ăn cho cả hai và ngủ cũng cho cả hai. Trong giai đoạn thai kỳ, cấu trúc giấc ngủ của người phụ nữ sẽ thay đổi theo hướng tiêu cực. Mất ngủ khi mang thai, nghĩa là các bà mẹ thường phải trải qua các rối loạn giấc ngủ như mất ngủ khi mang thai, ngưng thở khi ngủ và hội chứng chân không yên. Có tới 94% phụ nữ mang thai bị rối loạn giấc ngủ.

mất ngủ khi mang thai
Có tới 94% phụ nữ mang thai bị rối loạn giấc ngủ.


Mang thai thường kèm theo các triệu chứng như ói mửa, chuột rút, đau lưng, ợ nóng, tâm lý lo âu gây cản trở giấc ngủ ngon. Mất ngủ khi mang thai tuần đầu, Mất ngủ khi mang thai 3 tháng đầu, bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa, Việc điều trị mất ngủ cho phụ nữ khi mang thai khó khăn hơn bởi đa số các loại thuốc ngủ trên thị trường hiện nay đều gây ảnh hưởng xấu đến bà mẹ và thai nhi.
Mang thai được chia theo 3 giai đoạn và được gọi là tam cá nguyệt 1, 2, 3, bắt đầu từ ngày đầu tiên chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng của người phụ nữ và kết thúc khi em bé ra đời, kéo dài khoảng 40 tuần.

Về sự ảnh hưởng của mất ngủ khi mang thai , nhiều nhận định cho rằng giấc ngủ chất lượng góp phần rất lớn cho việc thụ thai và giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Chất lượng ngủ kém dẫn đến sự rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ và rối loạn cương dương ở nam giới, tỷ lệ thụ thai bị giảm đi đáng kể.
Điều đáng nói hơn cả, căng thẳng về vấn đề sinh con ở hai vợ chồng làm gia tăng tình trạng mất ngủ, chúng tạo thành một vòng tròn tác động tiêu cực: căng thẳng – mất ngủ – vô sinh. Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong tâm trạng, nhận thức và chất lượng cuộc sống, điều trị rối loạn giấc ngủ sẽ tăng cường chức năng của cơ thể. Điều trị hiệu quả rối loạn giấc ngủ cũng có thể giúp thụ thai.

Các chu kỳ mang thai và cách chữa mất ngủ cho bà bầu theo từng chu kỳ

1. Ba tháng đầu (tam cá nguyệt thứ 1)

tam cá nguyện thứ 1
Tam cá nguyện thứ 1

Tam cá nguyệt thứ 1, ba tháng đầu thai kỳ kéo dài 12 tuần và được xem là giai đoạn quan trọng nhất. Trong vài ngày sau khi thụ tinh, trứng được thụ tinh sẽ phát triển thành một cơ thể tế bào lớn hơn gọi là phôi nang và tự bám vào thành tử cung. Việc cấy ghép này sẽ kích hoạt tăng progesterone trong cơ thể, đây là loại hormone tự nhiên điều chỉnh các giai đoạn khác của thai kỳ. Progesterone giữ cho cơ tử cung thư giãn và tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Hormone này được coi là một hormon soporific, có nghĩa là nó có thể gây ra khởi phát giấc ngủ sớm. Do đó, mức progesterone cao hơn có thể dẫn đến cả buồn ngủ ban ngày quá mức và giấc ngủ bị gián đoạn vào ban đêm khiến bà bầu khó ngủ. Một số triệu chứng bà bầu bị mất ngủ của nó có thể khiến bà bầu nhằm tưởng các bệnh liên quan đến cảm cúm.

Thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai là điều không thể tránh khỏi, chính điều này cũng gây mất ngủ. Cả khi bà bầu buồn ngủ, ngủ quá nhiều vào ban ngày hoặc mất ngủ vào ban đêm đều là các rối loạn giấc ngủ thai kỳ.
Trong khi mang thai đặc biệt là ba tháng đầu, phôi nang sẽ tạo áp lực lên thành tử cung nằm gần bàng quang khiến bà bầu có nhu cầu đi vệ sinh nhiều hơn. Gián đoạn giấc ngủ nhiều lần bà bầu bị mất ngủ trong đêm gây nên tình trạng mệt mỏi do cơ thể không có được giấc ngủ sâu chất lượng.

Từ tuần thứ 3 đến tuần thứ 9, phôi thai phát triển đáng kể, phát triển chiều dài 1 inch cho đến tương đương quả cà chua lớn gây nên tình trạng chuột rút nghiêm trọng. Ngực của người phụ nữ mang thai bắt đầu có dấu hiệu căng lên gây đau nhức. Các trạng thái đau kể trên có thể làm gián đoạn giấc ngủ.
Ốm nghén có thể xuất hiện trong giai đoạn này tuy nhiên không phải bất kỳ bà bầu nào cũng mắc phải. Việc buồn nôn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, thường xuất hiện khi ăn hoặc cả khi đang ngủ làm cản trở giấc ngủ ngon. Mất ngủ khi mang thai 3 tháng đầu là hiện tượng bình thường khó tránh khỏi nên các bà bầu không cần phải quá lo lắng.

Mẹo chữa mất ngủ cho bà bầu mất ngủ khi mang thai 3 tháng đầu

mẹo chữa mất ngủ khi mang thai 3 tháng đầu
Mẹo chữa mất ngủ khi mang thai 3 tháng đầu
  • Chữa mất ngủ cho bà bầu khi mang thai 3 tháng đầu, Nếu buồn ngủ vào ban ngày quá mức, các bà bầu nên áp dụng giấc ngủ ngắn thường xuyên để chống lại tác động của progesterone tăng trong ba tháng đầu. Giấc ngủ ngắn nên được thực hiện vào buổi trưa và buổi chiều để không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm. Thời gian lý tưởng cho một giấc ngủ ngắn từ 30 – 60 phút, mỗi ngày hai lần ngủ ngắn.
  • Duy trì chế độ tập luyện thể dục để duy trì sức khỏe
  • Để tránh thức giấc quá nhiều lần giữa đêm để đi vệ sinh, các bà bầu cần hạn chế sử dụng chất lỏng vào ban đêm
  • Cung cấp đủ lượng thực phẩm cần thiết trước khi đi ngủ và hạn chế nôn ói như bánh quy, các loại trái cây vị mặn
  • Đây cũng là giai đoạn cần phải đầu tư cho mình một chiếc nệm êm ái và đủ độ đàn hồi nâng đỡ cơ thể, tránh gây áp lực lên vùng lưng quá mức. Đau nhức do nằm nệm kém chất lượng làm ảnh hưởng xương khớp và gây khó ngủ.
  • Trị mất ngủ cho bà bầu bằng cách điều chỉnh nhiệt độ phòng thoải mái vì nhiều phụ nữ mang thai có nhiệt độ cơ thể nóng hơn bình thường.

2. Bốn tháng giữa thai kỳ (tam cá nguyệt thứ 2)

tam cá nguyệt thứ 2
Tam cá nguyệt thứ 2

Đây là giai đoạn dài nhất kéo dài 4 tháng, từ tuần thứ 13 đến tuần thứ 27. Sự tác động của tam cá nguyệt thứ 2 này ít hay nhiều phụ thuộc vào đây là lần mang thai thứ mấy của bà bầu.
Việc khác nhau dễ thấy nhất đó là người phụ nữ mang thai lần đầu có thể nhận thấy em bé di chuyển vào tuần thứ 20, còn những người phụ nữ đã sinh con có thể nhận biết sớm hơn. Đây là giai đoạn phát triển mạnh của thai nhi. Ở tuần thứ 27, thai nhi có thể phát triển chiều dài 10 inch và nặng hơn 0,5kg.
Ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 người phụ nữ sẽ có được sự thoải mái nhiều hơn, giấc ngủ chuyển biến theo hướng tích cực. Tình trạng ốm nghén bắt đầu biến mất, cơ thể tập thích nghi với mức progesterone đang tăng nên đây được coi là giai đoạn tốt nhất để bà bầu thiết lập lịch trình giấc ngủ khoa học. Tuy nhiên một số ít người mang thai lại xuất hiện chứng ợ nóng, trào ngược axit dạ dày gây khó chịu.

Tình trạng chuột rút về đêm dường như xuất hiện trong suốt giai đoạn mang thai, rải rác ở những tháng đầu và giữa thai kỳ khiến bà bầu bị mất ngủ , càng gần ngày sinh tình trạng chuột rút xuất hiện càng nhiều. Đau nhức dữ dội ở bắp chân lúc nửa đêm làm gián đoạn giấc ngủ. Một mối quan tâm khác trong giai đoạn này là tiền sản giật, xuất hiện nhiều ở phụ nữ mắc chứng cao huyết áp. Tiền sản giật xuất hiện vào tuần thứ 20 trở đi của thai kỳ, biểu hiện thường gặp là đau đầu, nhạy cảm với ánh sáng, buồn nôn, khó thở hoặc giảm đi tiểu. Không nhiều phụ nữ mang thai gặp phải tiền sản giật nhưng chúng vô cùng nguy hiểm, có thể gây tử vong cho cả mẹ và thai nhi.

Mẹo ngủ ngon cho tam cá nguyệt thứ 2 ( bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa)

bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa
Bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa
  • Cách chữa mất ngủ cho bà bầu đơn giản bằng cách tránh ăn các thực phẩm cay nóng để tránh tình trạng ợ nóng, trào ngược axit dạ dày. Cố gắng ngồi thẳng 4 giờ sau bữa ăn để hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giảm ợ nóng.
  • Các loại nước có ga cũng có nguy cơ gia tăng tình trạng chuột rút ở chân. Nếu bạn bị chuột rút trên giường, hãy thử uốn cong chân và cơ chân để giảm đau tạm thời.
  • Chữa mất ngủ khi mang thai nếu bạn có tiền sử cao huyết áp hoặc xuất hiện triệu chứng tiền sản giật thì hãy đến gặp bác sĩ để kịp thời chẩn đoán, theo dõi và điều trị.

3. Ba tháng cuối thai kỳ (tam cá nguyệt thứ 3)

tam cá nguyệt thứ 3
Tam cá nguyệt thứ 3

Giai đoạn này bắt đầu từ tuần thứ 28 đến khi sinh con, thời gian trung bình kéo dài khoảng 40 tuần, một số có thể sớm hơn hoặc kéo dài đến thận tuần thứ 42 – 43.
Giai đoạn cuối thai kỳ, thai nhi phát triển một cách bất ổn, gây nên hiện tượng đau nhức đặc biệt là vùng lưng dưới do trọng lượng thai nhi tăng đáng kể.
Đây được xem là nỗi sợ với những người phụ nữ mang thai do quá nhiều sự thay đổi trong cơ thể, kết hợp cùng triệu chứng đau nhức, mệt mỏi, mất ngủ. Tình trạng chuột rút xuất hiện dày đặc trở kỳ tam cá nguyệt thứ 3 này. Tiểu tiện nhiều hơn khiến người phụ nữ phải thức từ 3 đến 6 lần mỗi đêm. Có đến 34% phụ nữ mang thai trải qua hội chứng chân không yên, đặc trưng bởi cảm giác đau râm ran hoặc ngứa dưới da. Hội chứng này kết hợp với sự thiếu hụt sắt và folate, có thể tấn công bà bầu bất cứ lúc nào, xuất hiện nhiều nhất vào ban đêm hoặc ngồi quá lâu. Các bác sĩ chuyên khoa có thể kê đơn để giảm thiểu tình trạng bệnh nhưng không thể chữa khỏi hoàn toàn. Hội chứng chân không yên tự biến mất sau khi sinh con.

Ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ là rối loạn giấc ngủ thường gặp ở phụ nữ những tháng cuối thai kỳ gây khó thở trong khi ngủ, làm gián đoạn giấc ngủ. Ngưng thở trong khi ngủ vào những tháng cuối thai kỳ là do mũi bị sưng, đặc biệt ở phụ nữ béo phì trước khi mang thai.
Hội chứng này là vấn đề nghiêm trọng vì thiếu oxy lên não có thể dẫn đến gia tăng nội tiết tố làm tổn thương thai nhi. Ngưng thở khi ngủ cũng liên quan đến việc tăng nguy cơ tiền sản giật.

Mẹo ngủ ngon cho tam cá nguyệt thứ ba( bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối )

bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối
Mẹo chữa bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối
  • Chữa mất ngủ khi mang thai bằng cách giảm chất lỏng vào buổi chiều tối, đặc biệt là trước khi đi ngủ. Làm trống bàng quang trước khi đi ngủ bằng cách ngồi nghiêng về phía trước trong lúc tiểu có thể hạn chế gián đoạn giấc ngủ
  • Tránh các thực phẩm kích thích tiêu hóa, tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu chất sắt giúp hạn chế tình trạng chân không yên và chuột rút khi ngủ.
  • Duy trì tập thể dục, áp dụng các bài tập nhẹ dành cho bà bầu như thiền có thể giúp bạn ngủ nhanh hơn.
  • Để giảm áp lực phần lưng, các bà bầu nên nằm ngủ ở tư thế nghiêng. Điều này còn giúp thúc đẩy tuần hoàn hơi thở, ngăn ngừa chứng ngưng thở khi ngủ. Lưu lượng máu đến thai nhi, tử cung và thận là tốt nhất khi nằm bên trái của bạn.
  • Trị mất ngủ cho bà bầu đơn giản bằng cách trang bị thêm dụng giường ngủ hỗ trợ như gối kê lưng, gối ôm, gối đặt bên dưới bụng.

4. Sau khi sinh

mất ngủ sau sinh
Trầm cảm sau sinh xuất hiện nhiều trong giai đoạn này có ngu cơ dẫn đến mất ngủ

Sau khi sinh đứa trẻ là giai đoạn ảnh hưởng khá nhiều đến giấc ngủ mất ngủ sau sinh, không phải liên quan đến sự thay đổi nội tiết trong cơ thể mà phụ thuộc vào giấc ngủ của trẻ sơ sinh.
Đối với bất kỳ ai phải chăm con nhỏ đều cảm thấy vô cùng khó khăn nhất là những ai lần đầu làm cha làm mẹ. Người phụ nữ phải đối mặt với sự thay đổi thời khóa biểu ngủ một cách thường xuyên, đôi khi thức trắng dẫn đến mất ngủ sau sinh. Trung bình trẻ sơ sinh thức dậy sau 3 – 4 giờ, khác nhau ở từng đứa trẻ, thay đổi từng ngày, từng giai đoạn. Việc chăm sóc sức khỏe, đáp ứng nhu cầu của trẻ sơ sinh chiếm hết tâm trí và lịch trình ngủ của người phụ nữ.
Trầm cảm sau sinh xuất hiện nhiều trong giai đoạn này. Nguyên nhân có thể do phá vỡ mức progesterone và thay đổi nội tiết tố. Trầm cảm sau sinh cũng có xu hướng di truyền hoặc xuất hiện do căng thẳng quá độ mà không được phát hiện và điều trị.

Mẹo ngủ ngon cho phụ nữ mất ngủ sau sinh khi sinh

cách trị mất ngủ cho phụ nữ sau sinh
Cách trị mất ngủ cho phụ nữ sau sinh
  • Cách trị mất ngủ cho phụ nữ sau sinh bằng việc cho bé ngủ trong nôi gần giường ngủ để tạo không gian nghỉ ngơi thoải mái cho bạn cũng như rút ngắn khoảng cách đi lại từ phòng này sang phòng khác mỗi khi bé quấy khóc.
  • Các nhà khoa học luôn khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. Sữa mẹ kích hoạt một loại hormone gọi là prolactin, có thể gây buồn ngủ và giúp trẻ kéo dài thời gian ngủ, tăng sức đề kháng tốt.
  • Trao đổi về việc chăm sóc trẻ với những người thân trong gia đình để có được thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn.
  • Nếu có cảm giác buồn bực, khó chịu, chán ăn, không tập trung và mất ngủ nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh trầm cảm và mất ngủ sau sinh.

Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon hơn

cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon
Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon

Giấc ngủ ngon của con chính là điều kiện để người phụ nữ có thêm thời gian nghỉ ngơi phục hồi sức khỏe và phòng chống các căn bệnh không đáng có sau sinh. Các bạn có thể áp dụng những phương pháp cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon hơn:

  • Tạo môi trường ngủ lý tưởng cho trẻ: Hãy cho trẻ ngủ ở phòng tối, hạn chế ánh sáng hoặc các đồ vật gây sự chú ý cho trẻ. Đảm bảo môi trường yên tĩnh, trang bị tã hoặc cho trẻ sử dụng núm vú giả.
  • Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon hơn bằng việc thiết lập thói quen ban đêm: Cho trẻ đi tắm, âu yếm, lắc lư, đọc sách hoặc nghe nhạc nhẹ trước khi đi ngủ. Duy trì điều này trong một thời gian tạo cho bé thói quen trước khi ngủ.
  • Hãy xem xét một phương pháp luyện ngủ khi bé khoảng bốn đến sáu tháng tuổi, lúc này nhịp sinh học bắt đầu phát triển.

Kết luận

Mang thai và sinh con là điều tuyệt vời của người phụ nữ. Tuy nhiên để đạt được điều đó người phụ nữ phải trải qua rất nhiều khó khăn về mặt tinh thần lẫn thể chất. Mất ngủ khi mang thai và các vấn đề liên quan hầu như bà bầu nào cũng phải trải qua, mức độ ảnh hưởng và tác hại khác nhau dựa trên nhiều nguyên nhân như tuổi tác, hồ sơ sức khỏe trước và trong thai kỳ, các vấn đề phát sinh không mong muốn từ chế độ ăn uống và vận động,…

Để cải thiện giấc ngủ và các vấn đề như mất ngủ khi mang thai 3 tháng đầu, bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa , bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối, và mất ngủ sau sinh các bà mẹ nên tham khảo một số cách chữa mất ngủ cho bà bầu trong các giai đoạn của tam cá nguyệt 1,2,3nemthuanviet.com đã chia sẻ ở trên
Ngoài ra, các bà bầu cần thăm khám sức khỏe định kỳ và làm theo hướng dẫn của bác sĩ để có thể trải qua cuộc sinh nở thuận lợi và giảm thiểu những tác hại khi mang bầu gây ra.

1 thoughts on “Chữa mất ngủ khi mang thai ở từng giai đoạn tam cá nguyệt 1,2,3 và sau khi sinh

  1. Pingback: Cách trị mất ngủ: Làm thế nào để trị chứng mất ngủ? Trị chứng khó ngủ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *